Đã
có sông là có đê, đê bao bọc sông hay bao bọc xóm làng mà lượn hình con
sóng? Ta và bạn bè thuở nhỏ đã nhiều lần bàn cãi và kết luận rằng đê là
sân chơi tuyệt vời nhất, thế thôi!
Ngày ấy ta chỉ biết mặt đê cao, sườn đê dốc, toàn cỏ là cỏ, mà nhiều
nhất là cỏ may, cỏ chân rết và cây me dại. Bạn bè ta đứa nào chẳng thuộc
con đê hơn cả ngõ vào nhà. Hở một chút là đã cùng nhau ríu rít trên đê
bất luận sớm, trưa, chiều, tối, tới hồi mẹ gọi về "dạ..." ời ời mà còn
cố chơi nốt chỗ dở khiến mẹ tức giận mà rằng: "Mang dạ về đây ngay!". Ta
biết mẹ tức giận rồi nên đành bỏ cuộc trong luyến tiếc mà về. Có bữa về
sợ mẹ đánh đòn, ta còn giả ôm về một ôm rạ to rồi nói: "Con đã mang rạ
về rồi?" khiến cả nhà bật cười vì sự lém lỉnh, thông minh của ta và ta
thoát được một trận đòn xém mông. Có bữa mẹ hỏi: "Trên đê có gì mà con
thích lên đó vậy?". Ta cười tít mắt: "Nhiều trò vui lắm mẹ ơi, đánh trận
giả này, cô dâu chú rể này, ăn cỗ này, chọi cỏ gà này, thả diều này...
Thế ngày nhỏ mẹ không được lên đê chơi ạ?". Mẹ bật cười gật gật đầu, mắt
mẹ sáng hẳn lên, chắc là mẹ nhớ lại tuổi thơ của mình trên triền đê
xanh thật là xanh vì cỏ...
Ta thích nhất là những buổi chiều hè được cùng một lũ trẻ chăn trâu chia làm hai phe núp hai bên sườn đê chơi trận giả. Kiểu gì ta cũng đòi là bộ đội cho được chứ nhất định không ở phe quân giặc. Rồi những tiếng "tằng tằng, chiu chiu" vang vóng lên trời. Ngày đó súng của chúng ta chỉ là những cây súng làm từ sống lá chuối hoặc là chập hai ngón tay lại chĩa ra mà bắn bằng miệng. Thi thoảng có tiếng "đùng" rồi có đứa lăn ra giãy đành đạch giả bị thương, bị chết. Rồi lại lồm cồm bò dậy, lại bắn, lại chạy vui hết biết. Rồi vui nhất là lúc khao quân, bên nào thua trận phải đi hái lá me dại rửa sạch mang tới cống cho đội quân chiến thắng. Tất cả ta và địch tranh nhau bỏ những nắm lá me chua vào miệng nhai rau ráu, vẻ hỉ hả hiện ra mặt.
Bây giờ đê vẫn xanh cỏ, vẫn lấm tấm màu vàng hoa me dại, vẫn pha sắc tím nồng nàn hoa cỏ may, chỉ có chúng ta là đã khác xưa rồi. Đứa thành đạt, giàu có sống ở phố thị ít khi về quê, có về chỉ chớp nhoáng 5 - 7 phút rồi lại vội vã đi ngay như là chạy trốn. Thời buổi kinh tế thị trường mà, thời gian được quy đổi ra thành tiền cả. Đứa ở nhà thì sấp ngửa, bạc mặt vì cơm áo gạo tiền chẳng có thời gian mà nhớ chuyện ngày xửa ngày xưa như kẻ thi sĩ nửa mùa là ta. Ừ thì ta cứ nhớ thương một mình vậy thôi...
Ta thích nhất là những buổi chiều hè được cùng một lũ trẻ chăn trâu chia làm hai phe núp hai bên sườn đê chơi trận giả. Kiểu gì ta cũng đòi là bộ đội cho được chứ nhất định không ở phe quân giặc. Rồi những tiếng "tằng tằng, chiu chiu" vang vóng lên trời. Ngày đó súng của chúng ta chỉ là những cây súng làm từ sống lá chuối hoặc là chập hai ngón tay lại chĩa ra mà bắn bằng miệng. Thi thoảng có tiếng "đùng" rồi có đứa lăn ra giãy đành đạch giả bị thương, bị chết. Rồi lại lồm cồm bò dậy, lại bắn, lại chạy vui hết biết. Rồi vui nhất là lúc khao quân, bên nào thua trận phải đi hái lá me dại rửa sạch mang tới cống cho đội quân chiến thắng. Tất cả ta và địch tranh nhau bỏ những nắm lá me chua vào miệng nhai rau ráu, vẻ hỉ hả hiện ra mặt.
Bây giờ đê vẫn xanh cỏ, vẫn lấm tấm màu vàng hoa me dại, vẫn pha sắc tím nồng nàn hoa cỏ may, chỉ có chúng ta là đã khác xưa rồi. Đứa thành đạt, giàu có sống ở phố thị ít khi về quê, có về chỉ chớp nhoáng 5 - 7 phút rồi lại vội vã đi ngay như là chạy trốn. Thời buổi kinh tế thị trường mà, thời gian được quy đổi ra thành tiền cả. Đứa ở nhà thì sấp ngửa, bạc mặt vì cơm áo gạo tiền chẳng có thời gian mà nhớ chuyện ngày xửa ngày xưa như kẻ thi sĩ nửa mùa là ta. Ừ thì ta cứ nhớ thương một mình vậy thôi...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét