Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Người đa tình nhất trong truyện Kiều chính là “ Người khách viễn phương”.

 Tất nhiên người đọc chúng ta còn phải bàn thêm nhiều nữa. Điều lý thú ở đây, nhân vật “Người khách viễn phương” này thật khuất lấp, ít ai để ý. Nhân vật chỉ thoáng hiện trong mấy câu thơ đầu của truyện Kiều.
          Khẳng định “ Người khách viễn phương” là người đa tình nhất trong truyện Kiều. Vì sao vậy? Bởi người khách viễn phương này “…Vừa xa nghe đã nức tiếng nàng tìm chơi”. Nhưng, “…Thuyền tình vừa ghé tới nơi/ Thì trâm đã gãy bình rơi bao giờ”… Như vậy, vừa xa nghe tiếng nàng, người khách viễn phương đã vội vàng tìm đến. Nhưng lúc này (Đạm Tiên) đã mất. Người khách viễn phương đã đứng trước mồ, rơi nước mắt lã chã mà than khóc rồi thề thốt rằng: Kiếp này đành lầm lỡ, nhất định kiếp sau xuống suối vàng chúng ta xẽ tìm đến và đính ước cùng nhau. Câu thơ:
               Đã không duyên trước chăng mà
               Thì chi chút ước gọi là duyên sau.
 Vâng. Câu thơ ấy đủ nói lên người đa tình nhất trong truyện Kiều phải là nhân vật số một không hai này.
   Xin bái ĐỖ ĐĂNG BIÊN là sư phụ …Đệ nhất…Máu . Khi thách đố TQ hy vọng giải phải đến mồng mười mới được mở. Thế mới biết đời có người…còn giỏi hơn ta. TQ xin trân trọng mời ông thượng đài nhận giải.
 Xin được cám ơn cô Song Thu đã chỉ đẫn, TQ đã viết nhầm từ “Đạp” thành “Đạm”
        Xin được cám ơn thày Tuân.

    Xin cám ơn  mọi người đã tham gia chia sẻ. Đầu xuân mới, Tô Quang kính chúc các thày cô, bạn bè làng ta mạnh khỏe, gia bản phúc lộc, an khang.

6 nhận xét:

  1. Tô Quang giải đố sớm rứa làm bao nhiêu người cụt hứng đó nha

    Trả lờiXóa
  2. Cuộc thách đố "Trong Truyện Kiều ai là người đa tình nhất" vậy là đã kết thúc. Đỗ Đăng Biên là người đầu tiên và duy nhất kịp đự thi và cùng là người thắng cuộc. Nhưng thực chất vấn đề đặt ra vốn là một phương trình đa nghiệm. Tùy mỗi cách hiểu về "đa tình" nó sẽ có một nghiệm số tương ứng, mà bác bẻ nó cũng không dễ. Tuy nhiên người "khách ở viễn phương" là một nghiệm số mang yếu tố "bất ngờ mới lạ" nên tạm thời nó có sức thuyết phục hơn. Nhưng rất có thể đến một lúc nào đó những thông tin mới này đủ độ cũ đi thì người có thể lại suy nghĩ khác. Đúng ra thì người "khách ở viễn phương" mới chỉ là một chàng trai "dễ yêu và tử tế" thôi, nghĩã là anh ta mới chỉ "máu gái" (xin được hiểu nghĩa tốt là "thích phụ nữ") còn yếu tố "đa" (tức là nhiều) thì chưa đủ bằng chứng.

    Trả lờiXóa
  3. Em cám ơn lời nhận sét của thầy.Trong truyện Kiều mỗi một câu, mỗi một từ đều đa nghĩa, nếu nhìn nhận ở góc độ khác nhau xẽ cho những nghiệm khác nhau và đó cũng là niềm đam mê tìm hiểu, tranh cãi của bao thế hệ.
    còn ở đây DĐB đã dùng vói những từ giải rất thích, rất ..máu đã đáp ứng được đủ các yêu cầu của lời thách đố (TQ)

    Trả lờiXóa
  4. Theo tôi nếu hiểu đa tình là nhiều tình cảm chung chung thì trong truyện Kiều người đó phải là Thúy Kiều, một phân thân của chính tác giả Nguyễn Du.
    Còn nế hiểu đa tình theo một nghĩa hẹp hơn là có nhiều tình yêu với người khác giớ, hay với Thúy Kiều nói riêng trong truyện Kiều này thì sẽ là Kim Trọng đấy ạ. Vì chàng không chỉ yêu nàng từ khi mới gặp mặt mà tình yêu đó còn theo chàng suốt cuộc đời. Đến khi đã công thành danh toại rồi chàng vẫn còn :" Rắp mong treo ấn từ quan/ Mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng qua/ Dấn mình trong áng can qua/ Vào sinh ra tử họa là thấy nhau" . Rồi đến khi đã tìm thấy Kiều thì dù đã có vợ con đề huề và Kiều đã qua tay bao người rồi chàng vẫn mong được chung thân cùng nàng kia mà.
    Còn nếu quan niệm đa tình là "máu gái" theo nghĩa tốt thì có lẽ là người " khách ở viễn phương" thiệt chăng? Được biết đây là câu đố các văn nhân nước ta của một văn nhân phương Tây và cách trả lời này là của chính văn nhân phương Tây ấy. Tôi nghĩ rằng đây là một minh chứng về sức sống bền lâu, sức lan tỏa rộng rãi của truyện Kiều và cũng là một minh chứng về sự đọc rất công phu cách suy ngẫm rất riêng của nhà văn Tây phương này đối với kiệt tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
    Tiếc là Tô Quang kết thúc cuộc thi quá sớm nên không được xem ý kiến của nhiều người trong xóm nhà

    Trả lờiXóa
  5. Mới treo giải đã hạ giải
    Vội vã quá thì phải
    Thế giám khảo đi đâu
    Sao không nói đôi câu
    Cho mọi người thỏa mái?

    Trả lờiXóa
  6. Thanh Dạ và Tạ Anh Ngôi
    Chưa thi, Giám khảo chưa lòi nào đâu
    Dẫu rắng đã nói mấy câu
    Vẫn treo lủng lẳng trên đầu ông Ngôi.

    Trả lờiXóa