Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

RƯỢU TRONG THƠ ĐƯỜNG 31

                                               

                   Nguyên Chẩn 

 同李十一
   憶元九
      白居易
花時同醉破春愁
醉折花枝當酒
忽憶故人天際去
計程今日到梁州
            
       Đồng Lý Thập Nhất túy
            ức Nguyên Cửu 1

                        Bạch Cư Dị

Hoa thời đồng túy phá xuân sầu
Túy chiết hoa chi đương tửu trù 2
Hốt ức cố nhân thiên tế khứ
Kế trình kim nhật đáo Lương Châu.3

Dịch nghĩa:

       Cùng Lý Thập Nhất say
             nhớ Nguyên Cửu

Vào lúc hoa nở cùng uống rượu say để giải mối sầu mùa xuân
Say rồi bẻ hoa làm thẻ rượu
Bỗng nhớ bạn cũ đang đi về phía chân trời
Tính lịch trình thì hôm nay đến Lương Châu

Dịch thơ:
Dưới hoa cùng uống giải xuân sầu
Say bẻ nhành hoa đếm rượu bầu
Bỗng nhớ bạn đang nơi cuối đất
Lịch trình nay chắc tới Lương Châu.
                           Đỗ Đình Tuân
 
  1. Nguyên Cửu: tức nhà thơ Nguyên Chẩn, bạn thân của tác giả
  2. Tửu trù (thẻ rượu): thẻ để tính số rượu đã uống
  3. Lương Châu: nay là vùng Nam Trịnh, Thiểm Tây. Năm Nguyên Hòa thứ 4 (809), với tư cách giám sát ngự sử, Nguyên Chẩn đến Đông Xuyên (nay là Tam Đài, Tứ Xuyên) xem xét vụ án. Ông đi chưa bao lâu, Bạch Cư Dị cùng Lý Thập Nhất (tên Kiến) và Bạch Hành Giản (em Bạch Cư Dị) đi chơi chùa Từ Ân bên bờ Khúc Giang. Lúc uống rượu nhà thơ nhớ tới Nguyên Chẩn, tính quãng đường ông đi và viết bài thơ này. Ít lâu sau Nguyên Cẩn gửi cho Bạch Cư Dị bài thơ “Lương Châu mộng” ông mới làm quả nhiên hôm ấy ông đến Lương Châu và mơ thấy Bạch Cư Dị chơi Khúc Giang. Đây tuy là sự trùng hợp ngẫu nhiên, song đã thành một giai thoại trên văn đàn. Toàn văn bài thơ của Nguyên Chẩn như sau: “Mộng quân đồng nhiễu Khúc Giang đầu, Dã hường Từ Ân viện viện du. Đình lại hô nhân bãi khứ mã, Hốt kinh  thân tại cổ Lương Châu” (mơ thấy cùng bác vòng quanh đầu Khúc Giang, rồi đến chơi viện Từ Ân. Viên chức dịch của chùa hô người dắt ngựa đi. Sực tỉnh dậy hóa ra đang ở đất Lương Châu xưa).

24/10/2015
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét