Em cũng đã từng mon men viết truyện ngắn, rồi tự nhiên không muốn viết nữa mà lại ham đọc truyện của người khác viết, và càng đọc lại càng muốn viết mà không sao viết được. Em cũng đã đi chùa, nhưng không để cầu tiên, cầu phật mà để tìm cho được Phật trong tâm mình. Hôm nay sinh nhật của trò, đọc mấy câu thơ của Thầy, tuy biết mình chưa được là cây bút truyện ngắn hay, nhưng trò cũng thầm tự nhắc mình có lẽ nên viết tiếp những dòng cảm xúc của mình đối với cuộc sống xung quanh. Một khi cảm xúc tràn đầy thì có lẽ không muốn viết cũng phải viết.Trò cảm ơn Thầy nhiều lắm ạ!
Viết là một công việc rất khó khăn. Cho nên không phải ai cũng viết được. Với những người đã từng viết thì không phải lúc nào cũng viết được.Nhưng nếu đã muốn viết thì cứ phải viết, dù hay dù dở cũng viết, tạo thành một thói quen viết, một bản năng viết như bản năng săn mồi vậy. Nếu có cái "bản năng" này thì khả năng "bắt được mồi" sẽ nhiều hơn. Nhiều hơn thôi chứ cũng không phải là tất cả.
Theo thày Tuân thì nghệ thuật trước hết phải tự nhiên và vô tư, nói cách khác nó chỉ có mục đích tự thân chứ không có mục đích vụ lợi nào khác. Thày Tuân cũng từng đã được học rất nhiều thứ lý luận như "văn dĩ tải đạo" (thời phong kiến) "Văn học là vũ khí đấu tranh giai cấp" (thời cách mạng vô sản)...rồi cũng đã từng đi rao giảng lại cho các em những điều học được. Nhưng cuối cùng đến gần cuối đời mới ngộ ra những thứ đó chỉ làm hỏng nghệ thuật đi thôi. Nghệ thuật giản dị hơn nhiều: Con người có miệng có môi, khi buồn thì khóc khi vui thì cười" (ca dao). Còn buồn mà không được khóc, chưa vui đã phải cười, chẳng căm thù gì cũng cứ phải nhảy bổ lên mà kể tội thì còn đâu là nghệ thuật nữa...?
Dạ! em cũng nghĩ vậy, nhưng chưa đủ tầm thâm hiểu để nói được như Thầy. Khi viết, bằng cảm nhận của mình, ghi lại chân thực bản chất của vấn đề thì mới đạt đến tầm nhân văn thực sự. Viết trong sự bị kích động là đáng sợ nhất...
Em cũng đã từng mon men viết truyện ngắn, rồi tự nhiên không muốn viết nữa mà lại ham đọc truyện của người khác viết, và càng đọc lại càng muốn viết mà không sao viết được. Em cũng đã đi chùa, nhưng không để cầu tiên, cầu phật mà để tìm cho được Phật trong tâm mình.
Trả lờiXóaHôm nay sinh nhật của trò, đọc mấy câu thơ của Thầy, tuy biết mình chưa được là cây bút truyện ngắn hay, nhưng trò cũng thầm tự nhắc mình có lẽ nên viết tiếp những dòng cảm xúc của mình đối với cuộc sống xung quanh. Một khi cảm xúc tràn đầy thì có lẽ không muốn viết cũng phải viết.Trò cảm ơn Thầy nhiều lắm ạ!
Viết là một công việc rất khó khăn. Cho nên không phải ai cũng viết được. Với những người đã từng viết thì không phải lúc nào cũng viết được.Nhưng nếu đã muốn viết thì cứ phải viết, dù hay dù dở cũng viết, tạo thành một thói quen viết, một bản năng viết như bản năng săn mồi vậy. Nếu có cái "bản năng" này thì khả năng "bắt được mồi" sẽ nhiều hơn. Nhiều hơn thôi chứ cũng không phải là tất cả.
Trả lờiXóaDạ! em sẽ cố gắng để chăm chỉ viết nhiều hơn ạ! Trước hết viết đề tâm hồn mình được tắm gội trong những cảm xúc của chính mình.
Trả lờiXóaTheo thày Tuân thì nghệ thuật trước hết phải tự nhiên và vô tư, nói cách khác nó chỉ có mục đích tự thân chứ không có mục đích vụ lợi nào khác. Thày Tuân cũng từng đã được học rất nhiều thứ lý luận như "văn dĩ tải đạo" (thời phong kiến) "Văn học là vũ khí đấu tranh giai cấp" (thời cách mạng vô sản)...rồi cũng đã từng đi rao giảng lại cho các em những điều học được. Nhưng cuối cùng đến gần cuối đời mới ngộ ra những thứ đó chỉ làm hỏng nghệ thuật đi thôi. Nghệ thuật giản dị hơn nhiều: Con người có miệng có môi, khi buồn thì khóc khi vui thì cười" (ca dao). Còn buồn mà không được khóc, chưa vui đã phải cười, chẳng căm thù gì cũng cứ phải nhảy bổ lên mà kể tội thì còn đâu là nghệ thuật nữa...?
Trả lờiXóaDạ! em cũng nghĩ vậy, nhưng chưa đủ tầm thâm hiểu để nói được như Thầy. Khi viết, bằng cảm nhận của mình, ghi lại chân thực bản chất của vấn đề thì mới đạt đến tầm nhân văn thực sự. Viết trong sự bị kích động là đáng sợ nhất...
Trả lờiXóa