VƯƠNG DUY
王維
Vương
Duy (701-761), tự Ma Cật, quê đất Kỳ, Thái Nguyên (nay là huyện Kỳ, Sơn Tây),
theo cha di cư đến Bồ Châu (nay là Vĩnh Tế, Sơn Tây). Tiến sĩ năm Khai Nguyên 9
(721), làm quan đến chức cấp sự trung. Trong thời kỳ loạn An-Sử, bị quân phản
loạn bắt, sau loạn bị giáng làm thái tử trung doãn. Về sau làm quan đến thượng
thư hữu thừa, nên được gọi là Vương Hữu Thừa. Cuối đời ở Vòng Xuyên, Lam Điền, sống
cuộc đời nhàn nhã dở quan dở ẩn.
Vương
Duy đa tài nghệ, thi thư họa nhạc thứ gì cũng tinh thông. Về thơ ông làm nhiều
thể loại, đặc biệt nổi về ngũ ngôn luật thi và ngũ ngôn tuyệt cú, sánh ngang Mạnh
Hạo Nhiên, đều là những nhà thơ tiêu biểu cho trường phái sơn thủy điền viên thời
thịnh Đường. Phong cách thơ ông trang nhã trong sáng, mang chất thiền. Có Vương hữu thừa tập. Trong Toàn Đường thi ông có 4 quyển.
(Theo MEN RƯỢU ĐƯỜNG THI, nxb VH, HN-1912)
(Theo MEN RƯỢU ĐƯỜNG THI, nxb VH, HN-1912)
送別
王維
下馬飲君酒
問君何所之
君言不得意
歸卧南山陲
但去莫復問
白雲無盡時
Tống
biệt
Vương Duy
Hạ mã ẩm quân tửu
Vẫn quân hà sở chi
Quân ngôn bất đắc ý
Quy ngọa Nam Sơn thùy
Đã khứ mạc phục vấn
Bạch vân vô tận thì.
Dịch
nghĩa: Tiễn biệt
Xuống
ngựa uống rượu tiễn bạn
Hỏi
bạn bây giờ về nơi đâu
Bạn
rằng không được như ý
Về
nằm bên núi Nam
Sơn vậy
Bạn
đi cũng không hỏi lại nữa
Lúc
ấy mây trằng bay đến tận cùng trời.
Dịch
thơ:
Xuống ngựa uống tiễn bạn
Hỏi bạn về đâu nơi ?
Bạn rằng không như ý
Về núi Nam
nằm chơi
Bạn đi không hỏi nữa
Mây trắng bay cùng trời…
Đỗ Đình
Tuân
05/11/2015
Đỗ
Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét