6- Hồn cốt đất Đồng Nai
Chiều muộn 17.11 chú em Quang đến đón 2 ông anh ở Nhà khách 71. Thấy còn sớm tôi đề nghị Quang đưa 2 anh em đi thăm 2 nơi mà theo tôi nó chứa đựng sâu đậm nhất hồn cốt đất Đồng Nai. Đó là Đền thờ Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh trên Cù lao Phố và Văn miếu Trấn Biên.
Hơi tiếc một điều là đến thờ vị tướng có công khai phá đất Trấn Biên- Gia Định, sau khi mất được dân thờ phụng và truy phong “Thượng đẳng linh thần” lại không mở cửa nên chúng tôi chỉ thắp hương ông trước bức tượng ngoài trời. Bức tượng toàn thân của ông bằng chất liệu đồng đứng nhìn ra sông Đồng Nai tuy không lớn lắm song khá đẹp và có thần. Mấy anh em cũng kéo nhau ra bờ sông ngắm cảnh. Nhìn dòng sông lặng lẽ trôi trong ráng chiều vàng rực lại chạnh buồn bởi nghĩ tới cái dự án lấp sông ĐN. Chả biết những người có quyền chức đã nhận bao nhiêu trước khi đặt bút ký cho người ta lấp đi một dòng sông quyến rũ đến nao lòng thế này.
Rời đền thờ Nguyễn Hữu cảnh trong mối bâng khuâng chúng tôi đến Văn Miếu Trấn Biên. Trích từ Giới thiệu của DT:
“Văn miếu Trấn Biên tọa lạc tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, thường được ví như “Quốc Tử Giám” ở đất Nam bộ. Đây là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt ở phương nam.
Văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Văn miếu đầu tiên của nước ta, xây dựng từ năm 1070) và là biểu tượng cho tinh thần hiếu học - trọng người tài.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, tuy ra đời sau Văn miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn miếu ở Vĩnh Long, Gia Định và ở kinh đô Huế. Ngoài đức Khổng Phu Tử, Văn miếu Trấn Biên còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của Việt Nam.
Trong việc mở đất lập làng, kiện toàn bộ máy hành chính, tổ chức làng xã, ông cha ta đã ý thức được rằng đâu chỉ trông chờ vào sức người mà còn cần phải làm cho học phong phát triển, mở mang văn hiến ngàn năm của dân tộc trên vùng đất mới thì xã hội mới ổn định và phát triển. Với ý nghĩa đó mà Văn miếu Trấn Biên ra đời.
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng vào năm Ất Mùi (1715) dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu và đã bị phá hủy hoàn toàn sau bao thăng trầm thế sự và chiến tranh. Năm 2001, Văn miếu Trấn Biên được xây dựng lại trên một vùng đất cao, với tổng diện tích khoảng 9 héc ta, bao gồm nhiều công trình và các hạng mục như Khuê Văn các, nhà bia thờ Khổng Tử, điện thờ chính...
Từ ngoài vào là Văn miếu môn, kế đó là nhà bia được viết theo thể thức xưa, với nội dung ca ngợi quá trình mở mang bờ cõi của tiền nhân và tôn vinh nền học phong của nước nhà. Qua khỏi Khuê Văn các là một hồ nước trong xanh, bờ kè trang trí đẹp mắt. Kế bên hồ nước là nhà bia Khổng Tử, có đắp nổi hình “Vạn thế sư biểu”, mặt sau của tấm bia có hai câu đối bằng chữ Hán.
Cách nhà bia Khổng Tử là một khoảng sân rộng, sạch đẹp thoáng mát, có hai hàng cây cảnh hai bên tạo thành lối đi vào điện thờ chính to lớn, trang trọng. Mái nóc của điện thờ chính được chia làm ba nếp mái, mái dưới cùng to nhất rồi nhỏ dần lên trên, các mái vòm được lợp ngói âm dương với màu xanh ngọc được làm bằng gốm tráng men. Nền nhà được lót gạch tàu, trần nhà có trang trí thêm các lồng đèn, cùng với các bao lam, võng lọng và nhiều hoành phi, câu đối khác.
Hơi tiếc một điều là đến thờ vị tướng có công khai phá đất Trấn Biên- Gia Định, sau khi mất được dân thờ phụng và truy phong “Thượng đẳng linh thần” lại không mở cửa nên chúng tôi chỉ thắp hương ông trước bức tượng ngoài trời. Bức tượng toàn thân của ông bằng chất liệu đồng đứng nhìn ra sông Đồng Nai tuy không lớn lắm song khá đẹp và có thần. Mấy anh em cũng kéo nhau ra bờ sông ngắm cảnh. Nhìn dòng sông lặng lẽ trôi trong ráng chiều vàng rực lại chạnh buồn bởi nghĩ tới cái dự án lấp sông ĐN. Chả biết những người có quyền chức đã nhận bao nhiêu trước khi đặt bút ký cho người ta lấp đi một dòng sông quyến rũ đến nao lòng thế này.
Rời đền thờ Nguyễn Hữu cảnh trong mối bâng khuâng chúng tôi đến Văn Miếu Trấn Biên. Trích từ Giới thiệu của DT:
“Văn miếu Trấn Biên tọa lạc tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, thường được ví như “Quốc Tử Giám” ở đất Nam bộ. Đây là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt ở phương nam.
Văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Văn miếu đầu tiên của nước ta, xây dựng từ năm 1070) và là biểu tượng cho tinh thần hiếu học - trọng người tài.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, tuy ra đời sau Văn miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn miếu ở Vĩnh Long, Gia Định và ở kinh đô Huế. Ngoài đức Khổng Phu Tử, Văn miếu Trấn Biên còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của Việt Nam.
Trong việc mở đất lập làng, kiện toàn bộ máy hành chính, tổ chức làng xã, ông cha ta đã ý thức được rằng đâu chỉ trông chờ vào sức người mà còn cần phải làm cho học phong phát triển, mở mang văn hiến ngàn năm của dân tộc trên vùng đất mới thì xã hội mới ổn định và phát triển. Với ý nghĩa đó mà Văn miếu Trấn Biên ra đời.
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng vào năm Ất Mùi (1715) dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu và đã bị phá hủy hoàn toàn sau bao thăng trầm thế sự và chiến tranh. Năm 2001, Văn miếu Trấn Biên được xây dựng lại trên một vùng đất cao, với tổng diện tích khoảng 9 héc ta, bao gồm nhiều công trình và các hạng mục như Khuê Văn các, nhà bia thờ Khổng Tử, điện thờ chính...
Từ ngoài vào là Văn miếu môn, kế đó là nhà bia được viết theo thể thức xưa, với nội dung ca ngợi quá trình mở mang bờ cõi của tiền nhân và tôn vinh nền học phong của nước nhà. Qua khỏi Khuê Văn các là một hồ nước trong xanh, bờ kè trang trí đẹp mắt. Kế bên hồ nước là nhà bia Khổng Tử, có đắp nổi hình “Vạn thế sư biểu”, mặt sau của tấm bia có hai câu đối bằng chữ Hán.
Cách nhà bia Khổng Tử là một khoảng sân rộng, sạch đẹp thoáng mát, có hai hàng cây cảnh hai bên tạo thành lối đi vào điện thờ chính to lớn, trang trọng. Mái nóc của điện thờ chính được chia làm ba nếp mái, mái dưới cùng to nhất rồi nhỏ dần lên trên, các mái vòm được lợp ngói âm dương với màu xanh ngọc được làm bằng gốm tráng men. Nền nhà được lót gạch tàu, trần nhà có trang trí thêm các lồng đèn, cùng với các bao lam, võng lọng và nhiều hoành phi, câu đối khác.
Điện thờ được chia làm năm gian. Gian chính giữa đặt hương án thờ Hồ Chủ tịch. Hai bên tả hữu là tượng thờ các nhà văn hóa – giáo dục của dân tộc như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Võ Trường Toản..
Có một điều đáng chú ý là các hoành phi, câu đối ở đây và đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh đều dùng chữ quốc ngữ viết theo kiểu chữ tròn chứ không dùng chữ nho như ngoài bắc (trừ ở bức tượng Khổng Tử). Mấy hôm sau, đến Trúc Lâm thiền viện Phương Nam cũng vậy.
Mười hai năm ở Đồng Nai
Trả lờiXóaChia tay đã đến Ba Hai năm rồi
Trải bao vật đổi, sao rời
Tình xưa gắn bó lại cơi thêm đầy
Gởi lòng tôi mãi ở đây
Những là dịu ngọt, đắng cay một thời !
Ảnh đẹp, bài kí mô tả khá cụ thể chi tiết. Bác Thanh Dạ được đi một chuyến gặp lại bạn cũ nơi xưa đã thích rồi lại còn vớ được cậu em rể rất am tường về vùng đất này đi cùng nữa nên càng tuyệt vời hơn. Ảnh hai anh em bác trông chững chạc và phong độ lắm
Trả lờiXóa