一勤天下無難事;
Nhất
cần thiên hạ vô nan sự;
(người)
cần cù chịu khó thì dưới gầm trời này không có việc gì là khó (đối với họ cả);
百忍家中有太和.
Bách
nhẫn gia trung hữu thái hòa.
(người
biết) nhường nhịn thì trong gia đình (của họ) sẽ có cuộc sống hòa thuận ấm êm.
Lời
dịch của Đỗ Đình Tuân:
CẦN CÙ
THIÊN HẠ KHÔNG VIỆC KHÓ;
NHƯỜNG NHỊN
GIA ĐÌNH CÓ ẤM ÊM.
9/6/2013
Đỗ Đình
Tuân
Câu này dịch khá sát nghĩa.Cám ơn ông ĐỒ nha.Mình muốn DỊCH THOÁT như sau :
Trả lờiXóaCẦN MẪN NGOÀI ĐỜI KHÔNG GẶP KHÓ
NHỊN NHƯỜNG TRONG HỌ CÓ THÊM VUI
Cũng được đấy nhể ? Đối CHỈNH đấy chứ ?
Chữ nhất trong ngữ cảnh này có thể hiểu là chữ "Chỉ "
XóaChữ "đường trung " chứ ko phải chữ "giá trung"
XóaChữ nhất trong ngữ cảnh này có thể hiểu là chữ "Chỉ "
XóaChữ nhất trong ngữ cảnh này có thể hiểu là chữ "Chỉ "
Xóa"Đường trung" chứ ko phải "giá trung "
Xóa"Đường trung" chứ ko phải "giá trung "
XóaMQ không biết về lĩnh vực dịch này, nhưng MQ có biết "Nhất" là "một" trong "Nhất cần"
Trả lờiXóavà "Bách" là "Trăm" trong "Bách nhẫn", vì thế MQ thắc mắc khi trong lời dịch không nhắc gì đến chuyện đó. MQ đã tra tìm tham khảo thì thấy có hai đoạn bình luận sau đây mà MQ cho là nên quan tâm, xin trích dẫn:
1.Bạn tôi dẫn trong sách cổ học Trung Hoa: “Nhất cần thiên hạ vô nan sự. Bách nhẫn gia chung hữu thái hòa” – “ Một sự cần cù cả xã hội vô sự. Trăm sự nhẫn nhịn gia đình hòa thuận”.
2. Luận về chữ Nhẫn,người xưa có câu: "Nhất cần thiên hạ vô nan sự,Bách nhẫn trung gia hữu thái hòa".Tức là chỉ có một chữ "cần" tức chuyên cần chú tâm làm ăn thì thiên hạ thái bình,không có chiến tranh hay trộm cắp gì,mà cần tới 100 chữ nhẫn thì gia đình mới êm ấm được.Bởi vì khi mình ra ngoài,gặp sự gì thì còn nghĩ "thôi cố nhịn cho qua" còn ở nhà là nơi để cho mình nghĩ ngơi,trút bực dọc,người trong gia đình lại thường hay đặt yêu cầu cao lẫn nhau,rồi anh em trong nhà 9 người 10 ý cho nên rất dễ đưa đến cãi cọ...vợ chồng cũng vậy...thế người xưa có dạy rằng "phu phụ tương kính như tân",tức là xem nhau như "khách",như mới quen nhau vậy...
Bởi vậy MQ đề xuất vui vui dựa theo lời dịch của anh Đình Tuân, anh Duy Dự và tham khảo bên ngoài:
"Một cần cù thiên hạ (đà) vô sự
Trăm nhịn nhường nhà mới ấm êm"
hoặc
"Một cần cù đời đà vô sự
Trăm nhịn nhường nhà mới ấm êm"
Xin bỏ qua cho nếu MQ hiểu sai.
Thực ra vế 1 có nghĩa là:Chỉ có sự CẦN CÙ thì dưới GẦM TRỜI này KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ ! (chứ không phải là KHÔNG CÓ SỰ VIỆC GÌ).Vì vậy phải dịch là :Một cần cù đời KHÔNG CÒN KHÓ mới sát ý.(nghĩa là vẫn còn những sự DỄ thôi)
Trả lờiXóaChữ nhất ở đây không có nghĩa là một. Cũng tương tự như chữ "nhất thống" không có nghĩa là "một sợi dây" mà là tất cả quy tụ về một mối. Cũng như "nhất tâm" dịch là "một lòng" nhưng phải hiểu là toàn tâm toàn ý...như vậy thì nhất cần phải hiểu là "người rất cần cù chịu khó" chứ không phải chỉ "hơi chịu khó một tý thôi" là đời đã vô sự được. Vô sự là không có việc, là nhàn rỗi. còn "vô nan sự" lại là "không có việc gì khó":
Trả lờiXóathế thượng vô nan sự
nhân tâm tự bất kiên
Trên đời này không có việc gì khó
Chỉ tại lòng người không bền bỉ thôi....
Còn vương vãi chút ý nọ ý kia trong chuyển ngữ là khó tránh khỏi.
Vâng, "Một cần cù đời không còn khó
Trả lờiXóaTrăm nhịn nhường nhà mới ấm êm"
hả anh?
Có điều, MQ không nghĩ "vô sự" là "không có sự việc gì" mà là "yên ổn" anh ạ.
Có thêm chữ NAN nữa thì sẽ bao hàm hơn
XóaDịch thì phải tùy ngữ cảnh mà chuyền sang nghĩa tương đương. Vô sự là Không việc. Nhưng cũng có thể có chỗ phải dịch là yên ổn, có chố lại dịch là không lo nghĩ gì, có chỗ phải dich là nhàn rỗi...Cũng như nhất với bách ở đây lại là tương đương nghĩa với nhau: là rất, là nhiều, là toàn thể là tất cả...chứ không phải là một với một trăm, là số ít với số nhiều vậy.
Trả lờiXóaMình chẳng hiểu gì Hán Tự nên không dám lạm bàn.Nhưng tại sao Song Thu(Sát nhà TQ học)lại không thấy có ý kiến gì nhỉ?
Trả lờiXóaSong Thu không biết nét nào
Trả lờiXóaCho nên hổng dám dự vào cổ văn
Vâng, cảm ơn anh. MQ cứ tưởng có sự so sánh một với một trăm để nhấn mạnh sự khó khăn hơn của “nhẫn” trong gia đình, nên trích dẫn lời người khác bình luận giải nghĩa chứ MQ thì chẳng biết gì hì hì.
Trả lờiXóaMQ đã quên mà hôm nay mới nhớ ra một điều là, MQ nhận được sách tặng của anh Đỗ Đình Tuân qua bạn Đăng Biên. MQ xin cảm ơn anh Đình Tuân thật nhiều. Quyển sách của anh thật rất quí rất bổ ích đối với MQ. Tại vì lâu nay MQ chỉ “làm đại” đi theo cảm xúc chứ không biết thơ phú ra sao cả, nhất là “TỨ” thì càng mờ mịt. MQ nhớ có lần được bạn khen tứ thơ ở một bài nào đó của MQ là hay, MQ cảm ơn lời khen mà trong lòng thì xấu hổ quá vì mình không biết tứ thơ là gì. Rồi MQ đi lục tìm trên mạng mong được lời giải thích, nhưng vẫn thấy mông lung lắm, cho tới ngày đọc sách của thầy Đỗ mới thấy rõ hơn đấy ạ. Cũng vì không biết nên họa thơ càng ngô nghê, thôi cứ tập theo các anh chị từ từ vậy.
MQ rất vui và vẫn đang đọc đi đọc lại quyển sách của thầy Đỗ đấy ạ.
Cái nhược điểm chung của nhiều người làm thơ ngày nay là rất coi thường trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về thơ ca.Cứ làm đại thì thơ cũng có thể hay nhưng chỉ là hú họa.Vả lại mỗi người làm thơ, viết văn đều cần có một nhà phê bình ở bên trong.Khi sáng tác ta viết theo cảm hứng. Có thể cứ theo cảm hứng mà viết ào đi. Nhưng đến khi sử dụng (tức là một hình thức công bố nào đó) thì ta cần phải có khâu thẩm định lại xem có thể đã tạm được hay chưa? Nhưng muốn làm được điều này cho chuẩn thì phải có kiến thức cơ bản.Người làm thơ viết văn cứ phải thường xuyên học là vì thế. mà học cụ thể ở đây là đọc, là quan sát, là ngẫm nghĩ về những điều mắt thấy tai nghe.Có thế thì đầu óc mới linh hoạt cảm nhận mới tinh nhạy và tư duy mới sắc sảo được. Nhưng muốn làm được như thế thì trước hết là phải đam mê.Nghĩa là chuyện đọc viết phải đem cho bản thân họ một niềm vui, niềm sung sướng.
Trả lờiXóaCâu đúng theo sách ó ghi chép lại là :
Trả lờiXóaNhất CẦN thiên hạ vô nan sự,
Bách NHẪN đường trung hữu thái hòa
"Đường trung" ở đây phải hiểu là đường trung đạo
Trả lờiXóaMột chữ cần trong thiên hạ không còn việc khó, trăm điều nhịn trong gia đình luôn có niềm vui
Trả lờiXóaTheo tôi câu trên không thể dùng chữ nhất này được (一)chữ nhất này(壹) chuẩn hơn
Trả lờiXóaXin cám ơn
Mạn phép chia sẽ hiểu theo cá nhân ạ:
Trả lờiXóaMọi việc khó trong thiên hạ, chỉ một chữ " Cần " ( chăm chỉ, bền bỉ...) cũng sẽ vượt qua được.
Nhưng để cho gia đình được ấm êm thì cần tới trăm chữ Nhẫn ( Nhường nhịn, hy sinh...)
Còn để viết thành 2 câu đối bằng tiếng Việt thì mình chưa viết được