Nông và Thanh có hai con, một trai một gái. Thật là lý tưởng nếu Hải-con trai họ không lâm bệnh.
Hải là cháu đích tôn của ông bà nội, được bố mẹ cưng chiều từ khi mới cất tiếng khóc chào đời. Nhưng bé có thiệt thòi là không được bú sữa mẹ, vì mẹ Thanh không thích cho bú. Mẹ lo, sau này tí tẹt đi không đẹp nữa, nên bảo bố lùng kiếm sữa bột hảo hạng pha cho con trai uống. Hải lớn nhanh như thổi, mẹ Thanh được thể trêu chồng: “Đấy, anh thấy chưa? Sữa bây giờ còn nhiều chất hơn sữa mẹ ấy chứ. Mà không cho nó bú, là em cũng vì …anh đấy”. Nông thở dài, nhưng không đủ lí sự để làm khác ý của vợ.
Hải lớn lên trong sự chiều chuộng của bố mẹ nhưng chăm bẵm thì không. Mọi việc đều do cô Hà, người giúp việc, lo toan cho Hải: nào là ăn gì, ngủ ở đâu, nghe kể chuyện vùng quê xa lạ, rồi chơi những trò chơi con trẻ. Bố mẹ không cho Hải tiếp xúc với trẻ con đường phố, để khỏi sinh hư.
Ngại Hà không dạy con mình học được, bố mẹ Hải xin cho con trai đi học trước, luyện chữ, học tính nhẩm tính nhanh. Cô Hà đưa đón Hải đi học hàng ngày. Nhưng Hải sợ đến lớp học lắm, khi thấy có nhiều bạn nói nói cười cười làm bài mê mải. Hải chẳng biết ai và chẳng dám chơi với ai.
Ngày khai trường vào lớp 1. Vẫn là cô Hà đưa Hải đi. Bố Nông đang đi công tác xa. Mẹ Thanh bận với em gái mới sinh. Hải lớn mà vẫn để cô Hà bế cắp nách, không chịu ngồi xuống ghế. Lớp học này đông lắm, gần 60 bạn! Thấy Hải mếu máo, các bạn nhao nhao chỉ trỏ : “Úi giời, bạn kia lớn thế còn làm nũng mẹ!” Cô giáo lại gần: “Nào con ngồi vào bàn này với các bạn, để cho mẹ về còn đi làm chứ!” Và quay sang người phụ nữ cô giáo nói nhỏ: “Chị yên tâm, tôi sẽ dỗ cháu vào lớp học”. Cô Hà ngường ngượng cúi chào cô giáo rồi ra khỏi lớp. Hải khóc òa như một đứa trẻ lên 2.
Rồi dần dần, Hải cũng quen đến lớp là ngồi vào bàn, nhưng không chơi với bạn. Giờ tập đọc, cô giáo gọi từng người một, Hải nhất định không đọc. Giờ Toán, Hải hí hoáy viết vào vở, nhưng không bao giờ giơ tay xung phong chữa bài tập. Nói tóm lại, Hải rất ngại tới lớp. Ngày thứ bảy, chủ nhật không phải đi học, Hải có vẻ vui hơn. Hải được ở nhà, nhưng chỉ chơi với cô Hà. Hải chẳng thích em bé, nó hay khóc lắm. Những lúc cô Hà bận, Hải chơi một mình.
Ở lớp, vẫn thế, Hải ngày càng xa lánh bạn bè, và sức học đuối dần. Những lần họp phụ huynh, cô giáo đều trao đổi với cô Hà, người mà cô giáo ngỡ là mẹ của Hải.Cô giáo nhắc nhở gia đình quan tâm hơn, và nên đưa Hải đi khám bệnh. Cô giáo bảo hình như Hải mắc bệnh tự kỉ, nhưng chỉ thấy cô Hà im lặng…
Cho tới một ngày, cô giáo không đừng được nữa, tới thăm nhà Hải. Thật may là hôm đó bố mẹ Hải đều có nhà. Bố Hải vừa mới đi công tác xa về, mẹ Hải đang bận rộn với em bé. Tới lúc này, cô giáo mới sững người khi được biết cô Hà không phải là mẹ của Hải. Sau khi trao đổi với cô giáo, vợ chồng Nông Thanh mới hết hồn, hứa với cô giáo sẽ thu xếp đưa Hải đi khám bệnh. Và cũng là hy hữu, Nông rủ con trai vào giường nằm cùng mình trò chuyện. Nông hỏi con nhiều thứ, chuyện ở lớp ở trường, chuyện học hành,…nhưng hầu như Hải chỉ im lặng, và bố Nông đành độc thoại một cách miễn cưỡng.
Rồi Nông đưa con đi khám bệnh. Tiếp bố con Hải là một bác sĩ giỏi chữa bệnh tự kỉ. Sau khi tiếp xúc trò chuyện với Hải, bác sĩ cho chuyển sang khoa tâm thần của một bệnh viện lớn. Bác sĩ bảo Nông:
- Con anh đúng là mắc bệnh tự kỉ. Tuy nhiên, trước khi chữa tự kỉ, cần phải điều trị về tâm thần đã. Cháu mắc bệnh lâu chưa, mà sao để lớn thế này mới đi khám?
- Dạ, chúng tôi cũng… bận mải việc cơ quan, nên không để ý lắm. Nông rụt rè khẽ đáp.
- Ơ hay nhỉ? Thế hàng ngày ai chăm sóc con anh?
Anh chị đi làm về không hỏi han gì cháu à? Không chơi với cháu? Không kèm cặp xem con học hành thế nào à?
- Dạ, chẳng dấu gì bác sĩ, chúng tôi tin tưởng có cô giúp việc ạ. Cô ấy yêu quí cháu Hải lắm, mà con tôi từ bé cũng chỉ theo cô ấy thôi…
Hải là cháu đích tôn của ông bà nội, được bố mẹ cưng chiều từ khi mới cất tiếng khóc chào đời. Nhưng bé có thiệt thòi là không được bú sữa mẹ, vì mẹ Thanh không thích cho bú. Mẹ lo, sau này tí tẹt đi không đẹp nữa, nên bảo bố lùng kiếm sữa bột hảo hạng pha cho con trai uống. Hải lớn nhanh như thổi, mẹ Thanh được thể trêu chồng: “Đấy, anh thấy chưa? Sữa bây giờ còn nhiều chất hơn sữa mẹ ấy chứ. Mà không cho nó bú, là em cũng vì …anh đấy”. Nông thở dài, nhưng không đủ lí sự để làm khác ý của vợ.
Hải lớn lên trong sự chiều chuộng của bố mẹ nhưng chăm bẵm thì không. Mọi việc đều do cô Hà, người giúp việc, lo toan cho Hải: nào là ăn gì, ngủ ở đâu, nghe kể chuyện vùng quê xa lạ, rồi chơi những trò chơi con trẻ. Bố mẹ không cho Hải tiếp xúc với trẻ con đường phố, để khỏi sinh hư.
Ngại Hà không dạy con mình học được, bố mẹ Hải xin cho con trai đi học trước, luyện chữ, học tính nhẩm tính nhanh. Cô Hà đưa đón Hải đi học hàng ngày. Nhưng Hải sợ đến lớp học lắm, khi thấy có nhiều bạn nói nói cười cười làm bài mê mải. Hải chẳng biết ai và chẳng dám chơi với ai.
Ngày khai trường vào lớp 1. Vẫn là cô Hà đưa Hải đi. Bố Nông đang đi công tác xa. Mẹ Thanh bận với em gái mới sinh. Hải lớn mà vẫn để cô Hà bế cắp nách, không chịu ngồi xuống ghế. Lớp học này đông lắm, gần 60 bạn! Thấy Hải mếu máo, các bạn nhao nhao chỉ trỏ : “Úi giời, bạn kia lớn thế còn làm nũng mẹ!” Cô giáo lại gần: “Nào con ngồi vào bàn này với các bạn, để cho mẹ về còn đi làm chứ!” Và quay sang người phụ nữ cô giáo nói nhỏ: “Chị yên tâm, tôi sẽ dỗ cháu vào lớp học”. Cô Hà ngường ngượng cúi chào cô giáo rồi ra khỏi lớp. Hải khóc òa như một đứa trẻ lên 2.
Rồi dần dần, Hải cũng quen đến lớp là ngồi vào bàn, nhưng không chơi với bạn. Giờ tập đọc, cô giáo gọi từng người một, Hải nhất định không đọc. Giờ Toán, Hải hí hoáy viết vào vở, nhưng không bao giờ giơ tay xung phong chữa bài tập. Nói tóm lại, Hải rất ngại tới lớp. Ngày thứ bảy, chủ nhật không phải đi học, Hải có vẻ vui hơn. Hải được ở nhà, nhưng chỉ chơi với cô Hà. Hải chẳng thích em bé, nó hay khóc lắm. Những lúc cô Hà bận, Hải chơi một mình.
Ở lớp, vẫn thế, Hải ngày càng xa lánh bạn bè, và sức học đuối dần. Những lần họp phụ huynh, cô giáo đều trao đổi với cô Hà, người mà cô giáo ngỡ là mẹ của Hải.Cô giáo nhắc nhở gia đình quan tâm hơn, và nên đưa Hải đi khám bệnh. Cô giáo bảo hình như Hải mắc bệnh tự kỉ, nhưng chỉ thấy cô Hà im lặng…
Cho tới một ngày, cô giáo không đừng được nữa, tới thăm nhà Hải. Thật may là hôm đó bố mẹ Hải đều có nhà. Bố Hải vừa mới đi công tác xa về, mẹ Hải đang bận rộn với em bé. Tới lúc này, cô giáo mới sững người khi được biết cô Hà không phải là mẹ của Hải. Sau khi trao đổi với cô giáo, vợ chồng Nông Thanh mới hết hồn, hứa với cô giáo sẽ thu xếp đưa Hải đi khám bệnh. Và cũng là hy hữu, Nông rủ con trai vào giường nằm cùng mình trò chuyện. Nông hỏi con nhiều thứ, chuyện ở lớp ở trường, chuyện học hành,…nhưng hầu như Hải chỉ im lặng, và bố Nông đành độc thoại một cách miễn cưỡng.
Rồi Nông đưa con đi khám bệnh. Tiếp bố con Hải là một bác sĩ giỏi chữa bệnh tự kỉ. Sau khi tiếp xúc trò chuyện với Hải, bác sĩ cho chuyển sang khoa tâm thần của một bệnh viện lớn. Bác sĩ bảo Nông:
- Con anh đúng là mắc bệnh tự kỉ. Tuy nhiên, trước khi chữa tự kỉ, cần phải điều trị về tâm thần đã. Cháu mắc bệnh lâu chưa, mà sao để lớn thế này mới đi khám?
- Dạ, chúng tôi cũng… bận mải việc cơ quan, nên không để ý lắm. Nông rụt rè khẽ đáp.
- Ơ hay nhỉ? Thế hàng ngày ai chăm sóc con anh?
Anh chị đi làm về không hỏi han gì cháu à? Không chơi với cháu? Không kèm cặp xem con học hành thế nào à?
- Dạ, chẳng dấu gì bác sĩ, chúng tôi tin tưởng có cô giúp việc ạ. Cô ấy yêu quí cháu Hải lắm, mà con tôi từ bé cũng chỉ theo cô ấy thôi…
Tới bệnh viện lớn nọ, sau khi làm những test cần thiết, các bác sĩ yêu
cầu Hải nằm viện. Hải mắc bệnh “trầm cảm và rối loạn âu lo” khá nặng.
Suốt ngày, nhất là khi chiều tối, Hải luôn hỏi và chờ đợi cô Hà tới. Cô
Hà cũng lại là người ngủ đêm tại bệnh viện chăm nom Hải.
Một lần, trong khi thăm khám và tâm tình với bệnh nhân, bác sĩ điều trị hỏi Hải:
- Sao, cháu thấy thế nào? Đêm qua cháu có ngủ được không?
- Dạ, cháu ngủ say lắm ạ. Cháu chỉ dậy đi giải có mười lần thôi ạ.
- Buổi tối, cháu uống sữa nhiều hả, sao đi giải nhiều thế?
- Không ạ, cháu có uống gì đâu. Thì cháu ngủ say rồi cũng phải đi đây đi đó chứ cho thoải mái…
- Vào đây, cháu thấy có thích hơn ở nhà không?
- Có ạ. Thích hơn vì bố mẹ vào thăm và chơi với cháu một lúc. Cháu thấy cũng là lạ, chứ mọi khi cháu chỉ chơi với cô Hà thôi. Nhưng thích thì cũng thế thôi. Cháu chẳng muốn sống nữa bác ạ.
- Sao thế? ai bảo cháu thế?
- Chả ai bảo ạ. Cháu đang tìm xem có cách nào để chết được không. Cháu thấy sống cũng chẳng để làm gì…
- Cháu nằm ở đây nghỉ ngơi chữa bệnh cho khỏi rồi còn về đi học với các bạn chứ?
- Đi học hả bác? Học để làm gì ạ? Ở nhà, bố mẹ cháu thỉnh thoảng cũng thúc giục cháu học đi học đi nhưng bố mẹ cháu có biết cháu học thế nào đâu. Cháu sợ học lắm.
- Ừ thì thôi không học nữa. Cháu khỏe sẽ về chơi với các bạn nhé.
- Cháu chẳng có bạn. Cháu có mỗi cô Hà. Đến trường thì nhiều bạn nhưng cháu cũng sợ…Cháu thấy nếu mà chết được thì cháu sướng hơn nhiều.
Hôm sau, khi Nông tới thăm con trai, bác sĩ mời Nông lên phòng trực.Một lần, trong khi thăm khám và tâm tình với bệnh nhân, bác sĩ điều trị hỏi Hải:
- Sao, cháu thấy thế nào? Đêm qua cháu có ngủ được không?
- Dạ, cháu ngủ say lắm ạ. Cháu chỉ dậy đi giải có mười lần thôi ạ.
- Buổi tối, cháu uống sữa nhiều hả, sao đi giải nhiều thế?
- Không ạ, cháu có uống gì đâu. Thì cháu ngủ say rồi cũng phải đi đây đi đó chứ cho thoải mái…
- Vào đây, cháu thấy có thích hơn ở nhà không?
- Có ạ. Thích hơn vì bố mẹ vào thăm và chơi với cháu một lúc. Cháu thấy cũng là lạ, chứ mọi khi cháu chỉ chơi với cô Hà thôi. Nhưng thích thì cũng thế thôi. Cháu chẳng muốn sống nữa bác ạ.
- Sao thế? ai bảo cháu thế?
- Chả ai bảo ạ. Cháu đang tìm xem có cách nào để chết được không. Cháu thấy sống cũng chẳng để làm gì…
- Cháu nằm ở đây nghỉ ngơi chữa bệnh cho khỏi rồi còn về đi học với các bạn chứ?
- Đi học hả bác? Học để làm gì ạ? Ở nhà, bố mẹ cháu thỉnh thoảng cũng thúc giục cháu học đi học đi nhưng bố mẹ cháu có biết cháu học thế nào đâu. Cháu sợ học lắm.
- Ừ thì thôi không học nữa. Cháu khỏe sẽ về chơi với các bạn nhé.
- Cháu chẳng có bạn. Cháu có mỗi cô Hà. Đến trường thì nhiều bạn nhưng cháu cũng sợ…Cháu thấy nếu mà chết được thì cháu sướng hơn nhiều.
- Tình hình của cháu cũng gay go đấy anh ạ. Bác sĩ nhìn thẳng vào mắt Nông.
- Sao ạ, con tôi,..sao ạ thưa bác sĩ…- Nông chợt hoảng hốt.
- Lâu nay, tôi gắng làm quen với cháu, cháu không sợ và tránh tôi như hồi đầu mới vào viện nữa. Bởi vậy, tôi đã có cuộc trò chuyện rất lâu với cháu. Có nhiều vấn đề, nhưng nguy hiểm nhất là, cháu nói với tôi, cháu đang tìm cách nào để …chết, vì sống cũng chẳng để làm gì…
- Dạ, dạ, cháu bảo thế ạ…?
- Thôi, anh là chủ gia đình thì tôi cũng nói để anh biết. Còn việc chữa bệnh cho cháu, vẫn phải cố gắng, gia đình hãy kết hợp với chúng tôi! Anh chị nên thường xuyên vào thăm cháu và dẫn cháu ra vườn hoa bệnh viện dạo chơi, lựa lời khuyên bảo và tạo những niềm vui cho cháu nhé. Tôi phải đi họp giao ban bây giờ.
- Vâng, cảm ơn bác sĩ ạ. Tôi xin phép ra ngoài kia với cháu.
Về nhà, Nông bảo cô Hà trông em bé, rồi kéo vợ ra ngoài phòng khách nói chuyện. Nông thuật lại lời bác sĩ trao đổi hồi chiều. Thanh hỏi Nông:
- Con mình nó bảo sống chẳng để làm gì à? Lạ thật! Thế theo anh nếu con nó hỏi mình sống để làm gì thì mình trả lời thế nào?
- Ừ à…anh cũng đang nghĩ suốt trên đường từ bệnh viện về đây. Sống để làm gì ??? Từ bao lâu nay, anh chỉ biết hùng hục đi làm, rồi cũng cố đủ thứ, xoay sở đủ kiểu, để có cái nhà này, và anh lấy vợ, tức là anh có em, rồi có hai đứa trẻ…thế thôi, anh có biết sống để làm gì đâu mà trả lời nếu cu Hải hỏi mình…Chậc, nan giải quá nhỉ, em có trả lời được thay anh thì nói đại đi, chưa bao giờ anh thấy mệt như bây giờ…
-???
24/4/2012
Hồ Minh Quang
Truyện có vấn đề.Vấn đề khá hiện đại và có ý nghĩa xã hội. Tiếc là chưa có văn nên đọc chưa có sức hút: nhân vật mới có tên còn thiếu nhiều chi tiết sống làm cho nó hiện hình. Cấu trúc truyện chưa được gia công đủ độ để vấn đề nổi bật và thấm thía hơn. Nhìn chung cả nhân vật và vấn đề đều mới nhắc đến ở bề mặt chưa được khai thác ở chiều sâu.
Trả lờiXóaĐúng là một câu hỏi khó .Nhiều khi cứ SỐNG LÀ SỐNG thôi -nghĩa là TỒN TẠI -chứ người ta cũng không nghĩ và tìm hiểu THẾ NÀO LÀ SỐNG,LÀ CHẾT.Có người đang TUỔI THANH XUÂN đấy mà già nua như các cụ.Có người THỌ gần TRĂM TUỔI mà chẳng dể lại cảm xúc gì cho người xung quanh,thì cũng coi như chưa từng sống.Hoặc sống KHỔ QUÁ (nhất là về tinh thần) thì đâu còn ý nghĩa là SỐNG nữa ? Đó là SỐNG BẢN NĂNG !
Trả lờiXóaCâu chuyện đặt ra một VẤN ĐỀ RẤT LỚN nhưng GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ hơi ĐƠN GIẢN,THIẾU CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH,CHỌN LỌC.Vì giữ bộ ngực mà mẹ không cho con bú sữa mình,Cả Bố & mẹ thì không giao khoán việc nuôi dưỡng,dạy dỗ cho người giúp việc .Do vậy,thằng bé gần như bị cách ly với cuộc sống bình thường,nghèo nàn về đời sống tình cảm.Do vậy nó không thích sống theo kiểu ÁP ĐẶT là điều tất nhiên.Nhưng tác giả đã áp đặt câu nói rằng nó đang tìm cách nào để chết vào mồm một đứa trẻ mẫu giáo thì không hợp lý.
Trả lờiXóaMQ cảm ơn anh Đình Tuân và anh Duy Dự đã góp ý rất tận tình cho bài viết. Chuyện này có vẻ như kì quặc và vô lí ở các khía cạnh, nhưng MQ đã viết lại (chứ không dám nói rằng viết truyện) theo cốt truyện có thật xảy ra ở một gia đình mà vợ chồng con gái MQ quen biết, sau nhiều năm gặp lại, người chồng trong bài viết đã tâm sự cho nghe.
Trả lờiXóaTừ xưa tới giờ, MQ chưa hề viết được truyện/kí nào theo cách của người viết văn, chưa bao giờ xây dựng được một nhân vật nào cả vì MQ không có kiến thức về lĩnh vực này.
Tất nhiên, đã đặt bút viết thì câu chữ trong bài viết là của MQ chứ không thể nguyên si 100% như lời người kể vì "tam sao cũng thất bản" rồi, và MQ có tốc ký theo lời kể trực tiếp được đâu, nên MQ phải chịu trách nhiệm về sự viết lại của mình. Có điều MQ muốn chia xẻ với hai anh là những điều viết ra đều căn cứ vào sự thật ngoại trừ có một tình tiết người vợ giữ bộ ngực...là MQ chắp từ lời tâm sự thật thà của một cô gái khác thôi (rất thích hình thức và ăn diện...) hì hì. Thành ra nếu người đọc coi là MQ hư cấu thì MQ cũng xin chịu chứ chẳng biết làm sao. Chia xẻ với các anh vậy chứ thật tình MQ rất bức xúc khi viết bài này vì thương cháu bé. MQ không bao giờ nghĩ ra việc áp đặt câu nói muốn chết cho một đứa trẻ đâu mà chính là bố của đứa trẻ kể ra điều ấy đấy.
Dài dòng vậy chứ cuối cùng thì MQ vẫn nhắc lại, MQ cảm ơn các anh rất nhiều. MQ sẽ lại đăng tiếp một bài nữa, cũng cứ kể lại trần trụi chuyện đời mà MQ nghe kể hoặc tận mắt chứng kiến nhé, à mà lần này thì đa phần là tận mắt chứng kiến. MQ sẽ lại chờ nghe những góp ý bình luận của các anh.
Nếu vậy thì đây là NHỮNG SỰ THẬT ĐAU LÒNG về NHỮNG PHỤ HUYNH & NHỮNG NHÀ GIÁO DỤC của CHÚNG TA !
Trả lờiXóaNếu chỉ là chuyện ghi lại điều tai nghe mắt thấy thì chả ai dám góp gì cả. Minh Quang cứ việc ghi chép theo cái tạng của Minh Quang thôi. Còn nếu là viết ký và đặc biệt là truyện thì lại rất cần có yếu tố hư cấu. Có cái kể, có cái không kể thế đã là hư câu rồi.Chi tiết này để chỗ này, chi tiết kia để chỗ kia cũng là hư cấu rồi.Chả ai bê nguyên xi sự vật vào trang sách được cả. Chưa nói ngôn ngữ chỉ là một loại tín hiệu mã hóa. Sử dụng cái công cụ mã hóa này như thế nào cũng là chuyện sáng tạo đấy chứ. Cho nên đã viết tức là phải có chuyện hư cấu, chuyện sáng tạo của người viết rồi. Có tâm, có tài mà lại dụng công nhiều thì hay. Có tâm nhưng ít tài, lại dụng công ít thì nó không hay, vậy thôi.
Trả lờiXóaLâu nay, thi thoảng viết văn xuôi, MQ chỉ nghĩ là chia sẻ với bạn bè trên blog những điều mình thấy, mình nghe, mình ghi chép lại, hoặc mình suy nghĩ thế nào về hiện tượng sự việc gì thôi. Khi được tham gia trang Tri an cuoc doi này, ban biên tập lại đưa những bài viết của MQ (hai bài trươc "Chết hụt" và "Cai nghiện" trích từ "Hồi kí NƯỚC MẮT VÀ NỤ CƯỜI của Bùi Thị Kim Thư", và bài viết "Sống để làm gì?" này vào mục "Truyện ký",thành ra đúng là MQ được "sướng" oan đấy thôi. Còn thực chất, chất lượng bài viết chỉ đến thế, như các anh đã biết và đã nhận xét. MQ xin tiếp thu và nhân đây, MQ lại lóe lên một ý nghĩ, hay là mình bỏ công viết lại trên cơ sở những góp ý của các anh để nó sâu sắc hơn, sáng tạo hơn,thành truyện ngắn thực sự. Nhưng chắc đấy cũng chỉ là mơ ước thoảng qua chứ hiện tại MQ chưa có khả năng ấy.
Trả lờiXóaMQ đặc biệt tâm đắc với những câu cuối của nhận xét trên, và đối chiếu với bài của MQ, MQ xin phép sửa lại một chút, MQ thấy đúng là mình đã "có tâm nhưng không có tài, lại dụng công quá ít nên nó không hay".
Mình tin là Minh Quang thật tâm. Với sức viết khỏe và sự "lăn xả" của mình, Minh Quang có khả năng tự nâng mình lên được.Cứ như thế này đã là quý rồi nhưng nâng được thêm lên thì càng quý hơn.Tin thế nên Đỗ Đình Tuân đã không dè xẻn những lời chê là vì vậy. Với những người như Minh Quang mình tin "Một lời chê bằng một sề lời khen".
Trả lờiXóaTôi đã đọc hết các bài viết của MQ trên trang blog Nước mắt và nụ cười. Tôi thấy chị làm thơ nhiều bài khá hay, linh hoạt,biến hóa, ngôn ngữ tự nhiên mà lung linh, cau thơ dài ngắn khác nhau rất tự do mà vẫn giàu nhạc tính. Ví như bài Diệu vợi trăng thơ, Thơ chẳng thay màu,Thơ gọi người ơi, cánh chuồn chuồn... Tuy nhiên cũng còn những bài kết cấu không chặt chẽ, rậm lời hoặc dùng những từ ngữ hình ảnh to tát quá nên chất thấm thía đằm thắm của thơ bị mất đi.
Trả lờiXóaRiêng về phần truyện kí( Theo sự phân mục của trang Tri ân) và kịch của chị thì tôi thấy chị là người quan sát và phát hiện các vấn đề của cuộc sống khá tinh tường nhạy bén song viết ra các vấn đề đó thì còn hơi đơn giản kiểu thấy sao viết vậy nên đọc nó cảm thấy không cuốn hút, ít chất văn chương. Nó giống như bản tường trình thông báo sự việc hiện tượng vậy. Tuy nhiên tôi vẫn thấy toát ra từ các trang văn ấy một tâm hồn của người phụ nữ biết chia sẻ với những thiệt thòi bất hạnh của con người(Kịch Tình người,Cai nghiện, Việc chung và việc riêng...)Tôi lại thấy ở chị một người mẹ , một người con, một người vợ tốt(Mẹ về với tiên tổ, Chết hụt,Giang nan út vào đại học...)Đặc biệt tôi thấy chị là người giàu nhiệt tình và rất sốc vác trong công việc nữa. Tôi rất quý và cảm phục những đức tính ấy của chị. Còn chuyện viết lách thì mình có phải nhà thơ, nhà văn đâu viết được như chị là khá rồi. Cố nhiên chúng mình cùng cố gắng để viết ngày càng tốt hơn. Còn thực sự có tốt nhiều hay ít thì làm sao mà nói trước được. Cứ viết thôi!
MQ cảm ơn về những nhận xét và góp ý của chị. MQ sẽ cố gắng nhiều hơn.
Trả lờiXóaTri ân chia sẻ cùng nhau
Trả lờiXóaChân thành,mộc mạc...lại giàu văn chương
Chữ nào là chữ YÊU THƯƠNG
Nghĩa nào cũng nghĩa ĐỒNG ĐƯỜNG TRI ÂM
Tôn vinh ĐỨC ĐỘ,LƯƠNG TÂM
Thờ ai có CỠ,có TẦM NHÂN VĂN
LÀM VĂN như thể LÀM ĂN
Có khi LÃI LỚN,có lần LỖ TO
LO GÌ VĂN VẺ MÀ LO
CỎ NON,CỎ SẠCH LÀ...BÒ ĂN NGAY !