Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Dịch thơ Nguyễn Du 56



Bài 55



Giản công bộ thiêm sự Trần

柬工部詹事陳
Giản công bộ thiêm sự Trần (I)
青山外有不歸人
Thanh sơn ngoại hữu bất quy nhân
山北山南盡白雲
Sơn bắc sơn nam tận bạch vân
七月又逢秋到眼
Thất nguyệt hựu phùng thu đáo nhãn
天涯空帶老随身
Thiên nhai không đái lão tùy thân
百年古壘湮霞合
Bách niên cổ lũy yên hà hợp
一帶寒沙草樹分
Nhất đái hàn sa thảo thụ phân
倚徧欄杆無與語
ỷ biến lan can vô dữ ngữ
幾回驚坐憶陳遵
Kỷ hồi kinh tọa ức Trần Tuân
Dịch nghĩa: Gửi thiêm sự bộ công họ Trần



Rặng núi xanh ở ngoài kia đã có người chưa (từ quan) trở về.

Những ngon núi phía bắc hay nam đều giăng mây trắng.

Tháng bảy lại gặp mùa thu đến trước mắt.

Cái già đeo tấm thân phải uổng công nơi góc trời.

Trăm năm khói mù tụ lại nơi thành lũy cổ.

Một dải cát lạnh lẽo phân chia cỏ và cây.

Dựa vào khắp lan can ở hiên nhà không có ai cùng trò chuyện.

Mấy lần ngồi giật mình nhớ đến ông Trần Tuân.



Dịch thơ: Gửi thiêm sự bộ công họ Trần



Núi xanh ngoài ấy người về chưa ?

Ngọn bắc ngọn nam mây trắng phơ

Tháng bảy mùa thu về trước mắt

Chân mây già lão sống như thừa

Trăm năm lũy cũ mây mù tụ

Một dải cát dài cây cỏ thưa

Tựa dãy lan can không bạn chuyện

Trần Tuân chợt lại nhớ ông xưa.

                           Đỗ Đình Tuân
                                     (dịch thơ)

Ghi chú:
(Theo Dương Anh Sơn)

Bài thơ này Nguyễn Du làm ra khi đương chức Cai Bạ ở Quảng Bình. Người được đề cập là ông Trần Văn Tuân từng làm đến chức Tham Tri Bộ Lại cùng thời Nguyễn Du.

                                                                      

不歸人
bất qui nhân:
xem CT bài 38.
 
  không:
uổng phí, uổng công, sáo rổng, hão, hết sạch, trống rỗng, nghèo, vắng vẻ…
古壘 
cổ lũy:
lũy xưa cũ. Đây chỉ Lũy Thầy (do Đào Duy Từ xây dựng) ở Quảng Bình.
Trần Tuân:
 tự là Mạnh Công, người đời Hán bên Trung Hoa là một người phóng khoáng rất mến khách. Thời này, có người trùng tên họ với Trần Tuân, đi đâu cũng xưng là Trần Mạnh Công, khiến nhiều người phải giật mình nên gọi kẻ ấy là “kinh tọa” (ngồi mà giật cả mình) Nguyễn Du dùng điển tích này đề ca ngợi tính tình của Thiêm Sự họ Trần có tên trùng với Trần Tuân đời Hán.

14/6/2014

Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét