Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Dịch thơ cổ: Nguyễn Phi Khanh 8

Bài 26

客舍

淺把鵝兒獨自斟
羈縻動了鶴猿心
花籩茅屋春長好
柳外柴門客易尋
半榻和午夢
一簾梅雨助清吟
是非不到閑窻几
睡起焚香撫素琹
                阮飛卿

Phiên âm

Khách xá

Thiển bả nga nhi độc tự châm
Ky mi động liễu hạc viên tâm
Hoa biên mao ốc xuân trường hảo
Liễu ngoại sài môn khách tự tầm
Bán tháp tiêu phong hòa ngọ mộng
Nhất liêm mai vũ trợ thanh ngâm
Thị phi bất đáo nhàn song kỷ
Thụy khởi phần hương phủ tố cầm.
                         Nguyễn Phi Khanh

Dịch nghĩa

Quán khách

Nâng be đựng rượu ngan  (1) một mình rót uống
Trong cảnh néo ràng  chạnh lọng vượn hạc (2)
Nhà tranh bên khóm hoa xuân đẹp mãi
Cửa sài (3) ngoài gốc liễu khách dễ tìm
Nửa giường gió chuối giấc trưa êm đềm
Một rèm mưa mai (4) hồn thơ gợi hứng
Chuyện hay dở không đến ghế nhàn bên song
Ngủ dậy đốt hương vỗ chiếc đàn cũ.

Ghi chú:
1.Rượu ngan:  dịch chữ “nga nhi” nghĩa là ngan con. Nên hiểu là rượu đựng trong chiếc nậm hình con ngan con.
2.Lòng vượn hạc: lòng thích đi ngao du đây đó như giống vượn, giống hạc không ở yên một chỗ.
3.Cửa sài: cửa làm bằng những cành cây nhỏ, ý nói cảnh nghèo nhà cửa sơ sài đơn giản.
4.Mưa mai: Ở vùng sông Trường Giang khu vực sông Tương hàng năm vào mùa mai chín (khoảng tháng tư, tháng năm) thường có mưa. Mưa vào mùa mai chín nên gọi là mưa mai.

Dịch thơ
1.
Chút rượu nga nhi mình tự rót
Buộc ràng vượn hạc chạnh hồn tim
Bên hoa am cỏ xuân càng đậm
Ngoài liễu phên tre khách dễ tìm
Tầu chuối gió ru trưa lịm giấc
Rèm song mưa tưới giọng thơ êm
Thị phi nào bén bên song ghế
Tỉnh dậy châm hương dạo khúc cầm.
                         Hiến Nam, Tiến Sơn dịch

2.
«Rượu ngan » tự rót một mình
Buộc ràng vượn hạc chạnh tình nước mây
Nhà tranh xuân mãi đẹp thay
Cửa sài khách lại qua đây dễ tìm
Gió trưa giấc ngủ êm đềm
Hồn thơ gợi hứng từ rèm mai sang
Dở hay không đến cửa nhàn
Dậy châm hương gảy cây đàn ngày xưa.
                         Đỗ Đình Tuân dịch

Bài 27

送京師君阮公
为行營招討使


斧中占賊久逋誅
四海人神怨憤俱
谁卜百年遺此虜
公煩寸舌討狂胡
金戈鐵馬鯨鯢没
羽檄星象牛
指日皇風清絕域
大功出任屬吾儒
                阮飛卿

Phiên âm

Tiễn quan kinh sư doãn họ Nguyễn (1)
đi nhậm chức hành doanh chiêu thảo sứ (2)

Phủ trung Chiêm tặc cửu bô chu
Tứ hải nhân thần oán phẫn câu
Thùy bốc bách niên di thử lỗ
Công phiền thốn thiệt thảo cuồng Hồ
Kim qua thiết mã kình nghê một
Vũ hịch tinh huy tượng hủy khu
Chỉ nhật hoàng phong thanh tuyệt vực
Đại công xuất nhậm tại ngô nho
                       Nguyễn Phi Khanh

Dịch nghĩa

Tiễn quan kinh sư doãn họ Nguyễn
đi nhậm chức hành doanh chiêu thảo sứ

Giặc Chiêm Thành như cá trong nồi 
                             trốn tránh tội chết đã lâu
Người và thần bốn bể thảy đều căm giận
Ai ngờ trăm năm nay sót lại đám giặc đó
Ông chịu khó dùng tấc lưỡi đánh
                                bọn giặc ngông cuồng
Giáo vàng ngựa sắt trừ loài cá kình cá nghê
Hịch lông cờ sao đuổi lũ voi tê
Chả mấy chốc gió nhà vua quét sạch cõi xa
Ra công gánh việc lớn thuộc về cánh nhà nho ta.

Dịch thơ
1.
Chiêm tặc trong nồi trốn chết lâu
Thần dân bốn biển thảy căm thù
Trăm năm ai biết còn quân giặc
Tấc lưỡi ông đem dẹp rợ Hồ
Ngựa sắt giáo vàng săn sấu mập
Cờ sao hịch vũ đuổi voi trâu
Oai trời chốc lát miền xa sạch
Công lớn làm nên thuộc bậc nho.
                      Nguyễn Đức Vân dịch

2.
Trốn tội giặc Chiêm cá tại nồi
Thần dân bốn biển thảy căm rồi
Trăm năm nỡ để  quân tù  xổng
Tấc lưỡi ông đem dẹp rợ mòi
Ngựa sắt giáo vàng phanh ngạc mập
Cờ sao hịch vũ đuổi tê voi
Oai vua thoáng quét miền xa sạch
Việc lớn nhà nho gánh lấy thôi.
                      Đỗ Đình Tuân dịch

Ghi chú: 

1.Kinh sư doãn: chức quan đứng đầu kinh sư (thủ đô). Vị quan họ Nguyễn ở đây chưa rõ là ai. Theo ĐVSKTT thì vào năm Nhâm Dần 1402, Hồ hán Thương đem quân đi dẹp Chiêm Thành, phong Nguyễn Vi làm chiêu dụ sứ, Nguyễn Bằng  Cử làm đông chiêu dụ sứ. Có lẽ ông quan họ Nguyễn trong bài thơ là một trong hai người này.  
2.Hành doanh chiêu thảo sứ: “Hành doanh” là bản doanh ở mặt trận, “Chiêu thảo sứ” là chức trong quân đội vào thời chiến   

5/4/2012
Đỗ Đình Tuân 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét