Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Côn Sơn( chùa Hun)
Điểm đến lý tưởng của du lịch , thăm quan kỳ thú

Dọc theo đường quốc lộ tuyến Hà Nội – Quảng Ninh có một điểm rất rễ nhận đó là cây xăng Côn Sơn, cứ dẽ tay trái , qua đường tầu, đi tiếp 4 km  đến chùa Côn Sơn hay còn gọi là chùa Hun.
          Chùa HUN  thờ vị sư tổ đệ tam thiền phái trúc lâmHUYỀN QUANG  và NGUYỄN TRÃI.
Cái tên chùa Hun bắt nguồn sau một vụ cháy rừng, mọi ngườii phát hiện  ra một ngôi chùa ẩn trong cánh rừng hoang tàn cháy sém. Vì chùa vô danh lên mọi người gọi  ngôi chùa đó là chùa Hun.
Nhiều năm sau vụ án Lệ Chi Viên ( vụ án thảm khốc nhất trong lịch
sử phong kiến) chùa Hun xẩy ra hỏa hoạn. Trong cảnh hỗn loạn, mọi người di chuyển hai pho tượng nhỏ vô danh không biết có từ bao giờ, tuy không được đặt trên bệ thờ,  nhưng mặt vẫn hướng về ban thờ ra ngoài  và bỏ quên ngoài đó cho đến khi bị mưa gió làm lở loét, bong tróc lộ lớp yểm tâm
thì mọi người mới biết đó là tượng Nguyễn Phi khanh và Nguyễn Thị Lộ. hai pho tựơng được đại tu và phối thờ trong chùa Hun   
          Năm Hưng Long thứ 12(1304) nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một chùa nhỏ đặt tên là Thiên Phúc Tự. Đến thời Trần- năm 1329 chùa được mở rộng  thành Côn Sơn Thiền Tư Phúc Tự do Huyền Quang- vị sư tố thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm chủ trì. Để tưởng nhớ vị sư tổ , nhân dân quanh vùng cúng tế rất trang trọng ngày mất của ông và dần trở thành ngày kỷ niệm, ngày hội du xuân của Côn Sơn. Hội  bắt đầu từ ngày 15  đến hết ngày22 tháng giêng,. Còn ngày nay do nhu cầu không những hội mà còn có cả tế ,lễ nữa  lên hội Côn Sơn bắt đầu từ mồng 1 đến ngày 30 tháng giêng thì mới làm lễ để tế hết hội, còn lễ thì kéo dài quanh năm.
          Thời Lý chùa được trùng tu và mở rộng đến 38 gian gồm tam quan thượng , hạ điện, tả hữu vu, lầu chung,..
          Do chiến tranh phá hoại lên sau này chùa chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ nép mình giữa cánh rừng già.
          Năm 1962, Côn Sơn được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia do phòng văn hóa huyện  Chí Linh quản lý
Năm1994 Côn Sơn được xếp hạng là  di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia do sở văn hóa tỉnh Hải Dương quản lý. Được nhà nước chú trọng đầu tư xây dựng.
          Đến Côn Sơn, ngoài những điều kỳ thú mà thiên nhiên ban tặng với hàng mã vỹ bạt ngàn đang ngày đêm hát ru cùng gió, chúng ta cũng được chiêm ngưỡng những nét văn hoa  trạm trổ trên các vì, kèo,  câu đối, hoành phi rất tinh sảo cùng những di vật, văn bia người sưa để lại
          Ngay cổng vào là tấm bia THANH HƯ ĐỘNG được đặt trên lưng một con rùa- bút tích của vua Trần Duệ Tông khi vua về thăm Côn Sơn năm 1373. Bên trái là tấm bia: Côn Sơn Thiên Tư Phúc Tự cũng là một di vật quý. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đến thăm Côn Sơn người đã chăm chú đọc tấm bia này.
          Cuối thập kỷ 20, chùa Côn Sơn được mở rộng thành một quần thể gồm đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán.  Mở rộng khu giếng ngọc phía sau  chùa, hai điện tả vu, hữu vu, lăng Bảo tháp...
          Điểm đến cao nhất của Côn Sơn là Bàn Cờ Tiên. Lên Bàn Cờ Tiên có hai đường: Một là phía sau chùa với những bậc đá rợp bóng thông ào ạt gió ngàn, hai là đi ven theo suối( khoảng 3km )với cảnh đẹp hoang sơ, có thác nước, có nứa, trúc, măng mai đang vươn lên khỏi tán cây rừng cùng những sợi dây leo rậm rạp.
                             Côn Sơn có đá rêu phôi
                             Ta ngồi trên đá như ngồi  chiếu êm
                             Côn Sơn nước chảy rì rầm
                             Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
                                      *Thơ Nguyễn Trãi
          Người Trung Quốc có một câu nói rất nổi tiếng: Nhất đáo Trường Thành phi hảo hán. Tạm dịch  là: Đã đến Trung Quốc mà không đến Trường Thành thì chưa phải là hảo hán. Còn ở Côn Sơn:  đã đến Côn Sơn mà chưa leo lên đến bàn Cờ Tiên thì coi như chưa đến Côn Sơn! .
           Vào dịp lễ hội tháng  giêng với tiết trời xe lạnh, leo đến Bàn Cờ Tiên thường phải cởi bỏ bớt áo khoác ngoài để tận hưởng cái mát lạnh của những đám mây mù bao phủ thoắt đến thoắt đi. Có đám mây  mù dày đặc cách ba bốn bước chân không trông thấy nhau, chỉ nghe thấy tiếng nói cười , tiếng gọi nhau ý ới .Cảnh vật mờ ảo như cảnh thần tiên .
Ngắm cảnh hoàng hôn trên đỉnh bàn Cơ Tiên thật tuyệt  vời,   dải nắng chiều phạt ngang dát lên những ngọn đồi nhấp nhô phía xa xa một màu vàng rực rỡ,  còn dưới thung lũng cứ tím dần lại,  lan rộng vào dáng  núi vòi vọi xanh lam càng làm con sông Lục Đầu Giang giống như một dải vàng dòng tuôn chảy, cứ ánh lên, bất tử với những chiến công hiển hách thời Trần.
Đến Bàn cờ Tiên. Khi dang tay đón gió đại ngàn bạn xẽ được rất nhiều và cái được đầu tiên là bạn kiểm chứng được sức khỏe của chính mình với khoảng khôngđầy nắng và gió.
          Có thể bạn không kìm được tiếng thở dài bởi những kiến trúc xây  dựng nơi đây làm bạn mất đi cái háo hức  mê say tìm hiểu. Nhưng chúng ta hãy tin vào lớp người kế cận với những dự án dựng xây xẽ làm vừa lòng du khách.
          Thay cho lời kết. Xin được trích  tải  bốn câu  thơ cuả nhà văn Đỗ Thị Hiền Hòa đăng trong “tạp  san Côn Sơn”:
          Người Côn Sơn vốn sống thanh cao
          Như trúc như thông ngang trời vẫy gió
          Nhưng dưới chân thông còn bao nhiêu cỏ
          Tạo dáng tầm thường cho thông đứng thanh cao


                                    Cốn Sơn 11- 2011

                                               

         



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét