Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

        THÚ CHƠI HOA

                             Của nhà giáoMinh Tư

Ong châm nọc rữa hoa chưa chán !
Bướm nát nhụy hồng cánh chửa tan.
Bất Tử(1) ngàn năm còn sống mãi !
Thú chơi hoa thế tuyệt trần gian.
(1)     
Loài hoa từ miền Nam Việt Nam xuất ra
tựa hoa khô, gọi là hoa bất tử.

Như anh Thảo Đ.N nói:
“Văn thơ cảm hứng gieo vần đại !
Miễn tự lòng mình thấy hay hay”
Tôi làm thơ cũng giống như anh Thảo
“Miễn tự lòng mình thấy khoái tai” !
Trong căn phòng nhỏ của tôi rất nhiều
Tác giả viết về Ý, TỨ ... nhưng đọc lên
Tôi chưa hiểu và phân biệt được
Trong bài thơ “Thú chơi hoa” của M.T
Có ý, tứ gì không? cái gì là ý và cái gì là tứ ?
Nhờ tất cả các thi nhân chỉ dùm
Rất mong nhận được hồi âm của các bạn
Trên mọi lĩnh vực thông tin
  Chân thành cám ơn !

4 nhận xét:

  1. Kính gửi tác giả bài " Thú chơi hoa "
    Rất cám ơn anh (chị) đã đăng bài hòa cùng nhịp của xóm Tri Ân.
    Rất mong anh (chị)chọn cho mình một nhãn của mình như các thầy cô, anh chị em trong xóm để mọi người trong xóm tiện theo dõi và comem.

    Trả lờiXóa
  2. Lại một trường hợp cụ thể .Lẽ ra để ông thuốc nổ Đ.Đ.T trả lời.song vì chót xem trước,nên mạo muội giải thích như sau :Ý là ý nghĩ còn ở trong đầu người ta,CHƯA NÓI RA bằng cử chỉ (người câm),bằng tiếng nói,bằng chữ viết,bằng nét vẽ,bằng âm thanh...Khi ý nghĩ ấy được thể hiện ra = một LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ CỤ THỂ,CỦA MỘT TÁC GIẢ CỤ THỂ...thì nó bắt đầu xuất hiện TỨ (DẤU ẤN CỦA RIÊNG TÁC GIẢ VỀ Ý NGHĨ KIA).Người nào diễn đạt Ý NGHĨ của mình bằng lời,bằng chữ ,bằng hình ảnh,hình tượng...khiến người đọc,người nghe thấy vấn đề một cách sâu sắc,thấy hết mọi khía cạnh của Ý MỘT CÁCH NGẮN GỌN...thì được gọi là CÓ TỨ .Ở bài THÚ CHƠI HOA này ĐẠI Ý ca ngợi một loại hoa đặc biệt và người chơi hoa cũng đặc biệt.Tác giả có dùng những từ,những chữ khiến người đọc liên tưởng đến một loai HOA BIẾT NÓI TIẾNG NGƯỜI...Vì thế bài thơ này có TỨ . Vậy NGÀI MÍT ĐẶC đã hình dung ra chưa ?

    Trả lờiXóa
  3. Anh mít đặc ơi! Tôi nghĩ rằng:
    Ý, Tứ là của riêng ta
    Hiểu ý, Hiểu tứ lại ra người ngoài
    Đọc bài thơ lên mà anh không hiểu được ý tứ của bài thơ, e rằng có nói nữa anh cũng khó hiểu được, chi bằng anh cứ hỏi thẳng thẳng Thày Minh Tư về ý tứ của bài thơ THÚ CHƠI HOA để thày chỉ ra cho.

    Trả lờiXóa
  4. Trong cuốn "Vần và tứ trong thơ" tôi đã cố gắng phân biệt "Ý" và "Tứ" rồi. Có thể nói một cách vắn tắt thì "ý" là phần ruột của "tứ" còn "tứ" là phần vỏ ngoài của "Ý" Hai phần này gắn bó với nhau như hồn với xác. Không có "Ý" thì "tứ" chỉ là cái xác khô. Mà không có "tứ" thì "ý" cũng không thể hiện hình ra được. Nghĩa là cũng chẳng có gì. Trong thưc tế không có "ý" nào lại tách khỏi tứ được cả. "Ý" là khái niệm trừo tượng chung. Còn "tứ" là một dạng tồn tại cụ thể của "ý". "Ý" giống như khái niệm "NGƯỜI". còn "tứ" là những cá nhân cụ thể.

    Trả lờiXóa