Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

LẠI NÓI “TOẠC MÓNG HEO”

 
Nếu nói toạc móng heo thì tôi nói rằng :Tôi không muốn cãi nhau nữa,nhưng ông Tuân lại cứ gây sự. Nhưng có một câu bóng gió hơn là:Cây muốn lặng,gió chẳng muốn dừng ! Lại một câu nữa :Ông cứ đổ tội cho tôi (nói toạc) và “Ông đừng gắp lửa bỏ tay người như thế”. Ông Tuân có dẫn ra đến 09 bài thơ nổi tiếng của tiền nhân để chứng minh rằng nó là thơ nói toạc móng heo mà vẫn hay. Nghĩa rằng đây là những bài thơ không có cấu tứ gì. Tôi đố ông Tuân dám nói to lên như thế một lần nữa. Thực ra, những bài thơ kể chuyện như “Núi đôi, Màu tím hoa sim…đều ngụ tình, ngụ ý rất giỏi. Thử hỏi đằng sau cái mối quan hệ giữa người lính với cô gái nhỏ hậu phương và cô du kích kia có phải là quan hệ quân dân cá nước không? Và cái nỗi đau của người lính chẳng phải là nỗi đau của những người giữ được cái chung mà không giữ được cái riêng của mình sao? Cái màu tím hoa sim "tím chiều hoang biền biệt" kia và cái ngôi sao trên mũ hẳn không phải chỉ là màu tím đơn thuần và ngôi sao đơn thuần! Nếu tôi không nhầm thì Ông Tuân đã có lần chứng minh bài Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm còn có tầng nghĩa rất sâu có tính thời đại nữa cơ đấy. Mà bài Núi Đôi, Màu tím hoa sim so với Lá Diêu Bông đều có kết cấu kể chuyện như nhau? Còn những bài làm theo thể PHÚ nếu coi là THƠ thì cũng có tứ ở chỗ những chi tiết, những hình ảnh kể tả ra đều được sắp xếp có trình tự tập trung vào vấn đề và đều có dụng ý cả. Còn dẫn ra Bình Ngô Đại Cáo thì lại là một nhầm nhọt lớn. Đây là thể CÁO nhưng rất đậm chất VĂN chính luận và cả chất THƠ. Nó là thiên cổ hùng VĂN ở chỗ nó dùng hình ảnh mang đậm chất hùng ca và kết cấu rất chặt chẽ ở quy mô lớn đến từng chi tiết. Nếu nói toạc móng heo thì có thể chỉ cần nói: Tội ác của giặc rất nhiều và rất nhơ bẩn . Nhưng bài cáo lại viết:
Trúc Nam sơn không ghi hết tội, nước Đông hải không rửa sạch mùi. Khi nói về khí thế quân ta, nếu nói toạc móng heo ra là: rất hùng mạnh, đánh trận nào thắng trận ấy. Nhưng tác giả đã dùng những hình ảnh của thiên nhiên kỳ vĩ để ví von, so sánh:
                    Đánh một trận sạch không kình ngạc
                    Đánh hai trận tan tác chim muông
                    Cơn gió to quét sạch lá khô
                    Tổ kiến hổng đục toang đê vỡ
      Tóm lại, đó đâu phải là thứ ngôn ngữ “nói toạc móng heo” như ông Đ.Đ.T nhầm nhọt thành trồng trọt? Nói toạc móng heo cần được hiểu chỉ là NÓI TRẮNG RA, bằng khái niệm dễ hiểu. Còn thơ là nói bằng cách nói SIÊU NGỮ PHÁP, BẰNG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ HỌC như ẨN DỤ, HOÁN DỤ, TỶ, PHÚ, THẬM XƯNG, NHÃ DỤ v v…Do vậy mới cần đến những nhà LLVH và các thày văn phân tích, giải mã…Thế Nha! BÁI BAI !!!

21h25 ngày 03-11-2011 nhalysucunthanhda

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét