Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Ví dụ về thơ xướng - họa hợp cách

      Xướng-họa là một lối chơi thơ thù tạc của các thi hữu nho sinh, nho sĩ ngày xưa. Thể thơ nào cũng có thể xướng - họa được, nhưng do tâm lý “sùng nho, sùng Tầu” mà thể thơ “Bát cú Đường Luật” được sử dụng nhiều hơn cả. Còn một lý do nữa là thể thơ này khá hiểm hóc, dễ “nắn gân” và làm “đo ván” nhau. Cái tâm lý chơi thơ xướng-họa, nhưng ngầm ý là để thư tài nhau để xác định chiếu trên, chiếu dưới vẫn còn khá nặng nề trong các chiếu thơ Đường hiện nay. Ở sân chơi Tri Ân chưa thấy xuất hiện tâm lý này, nhưng đề phòng khả năng thiên hạ trông vào, người ta sẽ dè bỉu, lườm nguýt không hay, nên tốt nhất chúng ta nên làm thơ xướng - họa cho hợp cách. Vả lại muốn làm một bài thơ họa hợp cách cũng không khó khăn gì. Chỉ cần chúng ta đọc kỹ một ví dụ mẫu mực dưới đây là có thể gỡ ra. Đó là cuộc xướng - họa mang tính chất bút chiến giữa hai nhà nho Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị. Tôn Thọ Tường thì hàng Pháp còn Phan Văn Trị thì chống Pháp.


             Tôn phu nhân quy Thục

                                       BÀI XƯỚNG

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng (1)
Ngàn năm rạng tiết gái Giang Đông (2)
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán trau tria mảnh hồng (3)
Son phấn thà đem dày gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non sông (4)
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng.(5)
                                                              Tôn Thọ Tường

                    BÀI HỌA

Cài trâm sửa trấp vẹn câu  tòng (1)
Mặt giã trời chiều biệt cõi đông (2)
Ngút tỏa vầng Ngô in sắc trắng
Duyên về đất Thục đượm mầu hồng (3)
Hai vai tơ tóc bền trời đất
Một gánh cương thường nặng núi sông (4)
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết
Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng ! (5)
                                                                     Phan Văn Trị

Chú ý:
-Các chữ in đậm là vần, các chữ in nghiêng là chữ áp vần
-Nguyên tắc đòi hỏi một bài họa phải trả đủ vần cho bài xướng, nhưng các chữ áp vần lại không được dùng lại các chữ áp vần của bài xướng. Trong bài họa của Phan Văn Trị ta thấy ông đã trả đủ 5 vần của Tôn Thọ Tường : tòng, đông, hồng, sông, chồng. nhưng các chữ áp vần của Tôn Thọ Tường là: chữ, giang, má, non, bụng. Còn các chữ áp vần của Phan Văn Trị lại là: câu, cõi, mầu, núi, thờ. Phải như vậy mới gọi là hợp cách.
-Cùng là họa vần nhưng cho phép người họa chọn một trong ba cách sau đây:
            1. Họa nguyên vận: Trả đủ vần và đúng thứ tự (1), (2), (3), (4), (5)
            2. Họa ngược vận: Trả đủ vần nhưng ngược thứ tự (5), (4), (3), (2), (1).
            3. Họa đảo vận: Trả đủ vần nhưng thứ tự đảo đi tùy ý người họa.

22/11/2011
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét