Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Dịch thơ Nguyễn Khuyến bài 120


Bài 120
題忠烈廟
Đề trung liệt miếu
一簇崇祠古
Nhất thốc sùng từ cổ
千家雲樹中
Thiên gia vân thụ trung
鬼神泣壯烈
Quỷ thần khấp tráng liệt
日月懸孤中
Nhật nguyệt huyền cô trung
氣與大化合
Khí dữ đại hóa hợp
地因新邑隆
Địa nhân tân ấp long
九原熟為作
Cửu kinh thục vi tác
惟是狄梁公。
Duy thị Địch Lương Công
Đề miếu Trung Liệt (1)

Một tòa đền cao đã cổ
Ở giữa nghìn nhà cây phủ mây che
Chí khí tàng liệt làm quỷ thần phát khóc
Tấm gương cô trung treo cao như mặt trăng mặt trời
Chí khí cùng với cõi trời hòa một
Mặt đất có làng mới lập mà phồn thịnh thêm
Dưới chín suối hỏi ai là người trỗi dậy (để sánh cùng)
Họa chỉ có một mình Địch Lương Công thôi (2)
1.     Miếu Trung Liệt: Miếu thờ ba vị anh hùng đã hy sinh vì đất nước là:
-Đoàn Thọ: một võ tướng hy sinh trong trận đánh nhau với Tô Tư, thổ phỉ ở Lạng Sơn vào năm 1870.
-Nguyễn Tri Phương: Tổng trấn Hà Nội, đánh nhau với quân Pháp năm 1873, bị chúng bắt, tuyệt thực một tháng rồi chết.
-Hoàng Diệu: cũng là Tổng Trấn hà Nội, đánh nhay với quân Pháp năm 1882, khi quân Pháp vào được thành, thì ông thắt cổ tự tử. Sụ tích của ba vị này đều có ghi ở Đại Nam chings biên liệt truyện.
Tương truyền rắng miếu Trung Liệt trước ở gần Nha đốc học Hà Nội (sau phố Nguyễn Khuyến bây giờ). Sau dời về khu Đông Đa. Trong thời Pháp thuộc, tên Hoàng Cao Khải làm nhà ở gần đó, đổi tên “Trung Liệt miếu” thành “Trung Lương từ”, để hòng sau khi chết, cũng được thờ ở miếu ấy. Ýđịnh ấy bị nhân dân phản kháng. Sau cách mạng tháng Tám miếu lại lấy lại tên cũ là “Trung Liệt miếu”.
2. Địch Lương Công: tức là Địch Nhân Kiệt đời Đường. Nhà Đường bị Vũ Hậu cướp ngôi, đổi tên là nhà Chu. Địch Nhân Kiệt làm tể tướng, dùng lời khôn khéo thuyết phục Vũ Hậu, đồng thời cũng bố trí những người tài giỏi hộ vệ cho nhà Đường. Cuối cùng Vũ Hậu buộc phải trả ngôi vua cho nhà Đường. Đời sau khen Địch Nhân Kiệt có tấm lòng trung như “thanh thiên bạch nhật” và có công lớn “phản Chu vi Đường”. Có lẽ tác giả làm bài này để phản kháng Hoàng Cao Khải muốn đổi tên “Miếu Trung Liệt” thành “Trung Lương từ” chăng? Vì trong bài tác giả nêu vai trò của Địch Lương Công là có ý nói: Nếu không làm được như Địch Lương Công thì đừng có hòng sánh cùng với các vị được thờ ở miếu Trung Liệt.
Đỗ Đình Tuân dịch thơ:

Tòa miếu cổ cao cao
Nghìn nhà cây khói phủ
Quỷ thần khóc gương trung
Tấm gương treo rạng rỡ
Khí hòa cùng trời xanh
Đất thêm làng sinh nở
Chín suối ai sánh cùng
Họa chăng Địch Lương Công ?
21/12/2014
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét