Trích "Hành trình đến dinh Độc Lập":
"Sáng được một lúc thì Thận nhận được lệnh cho đại đội đi diễu hành phục vụ quay phim, chụp ảnh. Thấy Thận không thoải mái lắm người sĩ quan đến truyền đạt mệnh lệnh ghé tai anh nói nhỏ:
- Đi phục vụ quay phim chụp ảnh chỉ là phụ, còn thực chất là đi để biểu dương lực lượng đấy! Ông không biết chứ thành phố này phức tạp lắm, suốt từ khi Pháp đánh chiếm đến nay nó chỉ sống với cách mạng được mấy chục ngày hồi cách mạng tháng Tám, ngay cả năm Mậu Thân ta có đánh được vào đây đâu! Sau khi quay phim về các ông vẫn phải nằm lại nội thành này mấy ngày nữa đấy!
Thôi thì nhiệm vụ nào cũng là nhiệm vụ, Thận bảo anh em xếp thành đội hình rồi đi diễu qua mấy phố trung tâm. Quả thật, người dân ở đây nhìn các anh với con mắt có phần e ngại, họ dứng nép thật sâu vào bên đường và không niềm nở vẫy chào các anh như ở Huế.
Quay phim và diễu hành xong đã gần trưa, đại đội được phép lui vào một con ngõ nhỏ đối diện với thương cảng Bạch Đằng. Chưa biết nếp tẻ thế nào nên không dám vào nhà dân nhờ, Thận cho anh em nấu cơm ngay trên hè phố.
Chắc rằng sự kiện có mấy chiếc xe tăng giải phóng nằm giữa phố đã kích thích những người hiếu kỳ kéo đến. Lúc đầu họ còn đứng xa xa nhìn ngó, bàn tán. Sau dần dần họ kéo đến từng xe, người thì lấy gang tay đo nòng pháo, người thì xúm lại xem giải phóng ăn cái gì. Cuối cùng thì mỗi anh lính đều bị một đám đông xúm quanh với hàng trăm, hàng nghìn câu hỏi.
Có lẽ đây là một tình huống nằm ngoài dự kiến, những bài học chính trị về công tác dân vận ở vùng mới giải phóng chưa đủ để quân ta trả lời nhiều câu hỏi “hóc búa” đại loại như: “tại sao năm 54 chúng tôi đã trả cả miền Bắc cho các ông rồi mà các ông còn đánh vào đây?”, “cộng sản nghĩa là như thế nào, đem cộng hết cả tài sản của mọi người lại với nhau à?”, “giải phóng rồi thì có cho chúng tôi ở lại đây không?”…; một số cậu thấy “bí” quá đành chọn giải pháp lỉnh vào xe ngồi tịt luôn trong đó.
Ở chỗ nấu cơm bà con cũng đang xúm đông xúm đỏ. Thấy nồi hai mươi cơm gạo trắng tinh bốc hơi nghi ngút và mấy hộp thịt đã được bổ ra một người chửi đổng:
- Tổ cha chúng nó! Thế ni mà biểu giải phóng ăn toàn lá sắn, bảy người đu cọng đu đủ không gãy!
Xung quanh chính trị viên Toàn và đại đội trưởng Thận là đông người nhất, chắc bà con cũng đoán ra đó là cán bộ nên cứ xúm lại hỏi han. Hai người tối tăm mặt mũi vì những câu hỏi được tuôn ra tới tấp. Tiếng Đà Nẵng đâu có dễ nghe, cứ phải hỏi đi hỏi lại hai ba lần mới hiểu lõm bõm, nhưng những câu trả lời của các anh đã làm bà con tương đối yên lòng.
Trang ôm khẩu AK đứng ngay cạnh xe, nhiệm vụ của cậu là không cho ai được đến gần và trèo lên xe nhưng cũng phải luôn mồm trả lời những câu hỏi của một đám đông quanh nó. Một bà má đã già lắm rồi len sát vào Trang, bàn tay răn reo của má túm lấy cổ áo cậu vạch ra và nghển cổ lên nhìn chăm chú. Trang đứng bất động không hiểu bà đang nhìn gì, cậu nghĩ bụng: “chắc mặt mình bị nhọ”. Nhưng không phải, bà má đang hỏi gì đó, Trang phải hỏi lại hai ba lần mới hiểu:
- Các con không có “mùng” à?
Đã đọc nhiều sách và biết nhiều về phương ngữ nên Trang hiểu bà má muốn hỏi về cái màn, cậu vội trả lời:
- Chúng con có ạ!
- Có sao để “mọi” đốt thế ni?- Bà má đưa tay chỉ vào cổ cậu.
Trang vội cúi xuống nhìn: cả một vạt từ cổ xuống đến ngực cậu dày đặc nốt muỗi cắn như một cái bánh đa vừng. Trang chợt nhớ lại đêm qua: vừa hạ ghế xuống là ngủ luôn, muỗi sông Hàn khủng khiếp quá. Chẳng biết làm sao cậu đành trả lời bà má:
- Tại hôm qua con ngủ quên mắc “mùng”.
- Lần sau phải nhớ nhé! “Mọi” ở đây nhiều lắm!
- Vâng!- Mắt Trang rưng rưng, cậu chợt nhớ mẹ ở nhà.
Một thanh niên tầm mười sáu, mười bảy lại cố len vào:
- Có phải bộ đội giải phóng bị xích vào ghế ngồi trong xe không?
- Bị xích thì chúng tôi đứng đây sao được- Trang điềm đạm trả lời.
- Nhưng lúc đánh nhau cơ?- Anh ta vẫn cố gặng.
Trang nhìn trước nhìn sau. Quy định là không cho ai lên xe nhưng trường hợp này thì hơi đặc biệt, cậu định tìm Thận để báo cáo nhưng thấy anh cũng đang bị vây bởi một đám đông đến mấy chục người nên quyết định:
- Tôi sẽ cho anh lên xem có xích ở ghế không nhé! Nhưng chỉ một người thôi!
Trang trèo lên xe đưa tay kéo người thanh niên vừa hỏi lên, cậu mở cửa trưởng xe và cửa pháo hai rồi đưa anh ta lại chỗ cửa lái xe:
- Có thấy xích đâu không?- Trang hỏi lớn.
- Không!- Anh ta trả lời và chửi đổng- Mẹ cha bọn chúng, toàn nói bậy.
Đám đông chỉ vãn đi lúc chiều xuống, trừ mấy pháo hai phải lo việc nấu cơm và mấy tay ít lời chuồn vào xe ngồi, còn lại cổ đều khản đặc"
- Đi phục vụ quay phim chụp ảnh chỉ là phụ, còn thực chất là đi để biểu dương lực lượng đấy! Ông không biết chứ thành phố này phức tạp lắm, suốt từ khi Pháp đánh chiếm đến nay nó chỉ sống với cách mạng được mấy chục ngày hồi cách mạng tháng Tám, ngay cả năm Mậu Thân ta có đánh được vào đây đâu! Sau khi quay phim về các ông vẫn phải nằm lại nội thành này mấy ngày nữa đấy!
Thôi thì nhiệm vụ nào cũng là nhiệm vụ, Thận bảo anh em xếp thành đội hình rồi đi diễu qua mấy phố trung tâm. Quả thật, người dân ở đây nhìn các anh với con mắt có phần e ngại, họ dứng nép thật sâu vào bên đường và không niềm nở vẫy chào các anh như ở Huế.
Quay phim và diễu hành xong đã gần trưa, đại đội được phép lui vào một con ngõ nhỏ đối diện với thương cảng Bạch Đằng. Chưa biết nếp tẻ thế nào nên không dám vào nhà dân nhờ, Thận cho anh em nấu cơm ngay trên hè phố.
Chắc rằng sự kiện có mấy chiếc xe tăng giải phóng nằm giữa phố đã kích thích những người hiếu kỳ kéo đến. Lúc đầu họ còn đứng xa xa nhìn ngó, bàn tán. Sau dần dần họ kéo đến từng xe, người thì lấy gang tay đo nòng pháo, người thì xúm lại xem giải phóng ăn cái gì. Cuối cùng thì mỗi anh lính đều bị một đám đông xúm quanh với hàng trăm, hàng nghìn câu hỏi.
Có lẽ đây là một tình huống nằm ngoài dự kiến, những bài học chính trị về công tác dân vận ở vùng mới giải phóng chưa đủ để quân ta trả lời nhiều câu hỏi “hóc búa” đại loại như: “tại sao năm 54 chúng tôi đã trả cả miền Bắc cho các ông rồi mà các ông còn đánh vào đây?”, “cộng sản nghĩa là như thế nào, đem cộng hết cả tài sản của mọi người lại với nhau à?”, “giải phóng rồi thì có cho chúng tôi ở lại đây không?”…; một số cậu thấy “bí” quá đành chọn giải pháp lỉnh vào xe ngồi tịt luôn trong đó.
Ở chỗ nấu cơm bà con cũng đang xúm đông xúm đỏ. Thấy nồi hai mươi cơm gạo trắng tinh bốc hơi nghi ngút và mấy hộp thịt đã được bổ ra một người chửi đổng:
- Tổ cha chúng nó! Thế ni mà biểu giải phóng ăn toàn lá sắn, bảy người đu cọng đu đủ không gãy!
Xung quanh chính trị viên Toàn và đại đội trưởng Thận là đông người nhất, chắc bà con cũng đoán ra đó là cán bộ nên cứ xúm lại hỏi han. Hai người tối tăm mặt mũi vì những câu hỏi được tuôn ra tới tấp. Tiếng Đà Nẵng đâu có dễ nghe, cứ phải hỏi đi hỏi lại hai ba lần mới hiểu lõm bõm, nhưng những câu trả lời của các anh đã làm bà con tương đối yên lòng.
Trang ôm khẩu AK đứng ngay cạnh xe, nhiệm vụ của cậu là không cho ai được đến gần và trèo lên xe nhưng cũng phải luôn mồm trả lời những câu hỏi của một đám đông quanh nó. Một bà má đã già lắm rồi len sát vào Trang, bàn tay răn reo của má túm lấy cổ áo cậu vạch ra và nghển cổ lên nhìn chăm chú. Trang đứng bất động không hiểu bà đang nhìn gì, cậu nghĩ bụng: “chắc mặt mình bị nhọ”. Nhưng không phải, bà má đang hỏi gì đó, Trang phải hỏi lại hai ba lần mới hiểu:
- Các con không có “mùng” à?
Đã đọc nhiều sách và biết nhiều về phương ngữ nên Trang hiểu bà má muốn hỏi về cái màn, cậu vội trả lời:
- Chúng con có ạ!
- Có sao để “mọi” đốt thế ni?- Bà má đưa tay chỉ vào cổ cậu.
Trang vội cúi xuống nhìn: cả một vạt từ cổ xuống đến ngực cậu dày đặc nốt muỗi cắn như một cái bánh đa vừng. Trang chợt nhớ lại đêm qua: vừa hạ ghế xuống là ngủ luôn, muỗi sông Hàn khủng khiếp quá. Chẳng biết làm sao cậu đành trả lời bà má:
- Tại hôm qua con ngủ quên mắc “mùng”.
- Lần sau phải nhớ nhé! “Mọi” ở đây nhiều lắm!
- Vâng!- Mắt Trang rưng rưng, cậu chợt nhớ mẹ ở nhà.
Một thanh niên tầm mười sáu, mười bảy lại cố len vào:
- Có phải bộ đội giải phóng bị xích vào ghế ngồi trong xe không?
- Bị xích thì chúng tôi đứng đây sao được- Trang điềm đạm trả lời.
- Nhưng lúc đánh nhau cơ?- Anh ta vẫn cố gặng.
Trang nhìn trước nhìn sau. Quy định là không cho ai lên xe nhưng trường hợp này thì hơi đặc biệt, cậu định tìm Thận để báo cáo nhưng thấy anh cũng đang bị vây bởi một đám đông đến mấy chục người nên quyết định:
- Tôi sẽ cho anh lên xem có xích ở ghế không nhé! Nhưng chỉ một người thôi!
Trang trèo lên xe đưa tay kéo người thanh niên vừa hỏi lên, cậu mở cửa trưởng xe và cửa pháo hai rồi đưa anh ta lại chỗ cửa lái xe:
- Có thấy xích đâu không?- Trang hỏi lớn.
- Không!- Anh ta trả lời và chửi đổng- Mẹ cha bọn chúng, toàn nói bậy.
Đám đông chỉ vãn đi lúc chiều xuống, trừ mấy pháo hai phải lo việc nấu cơm và mấy tay ít lời chuồn vào xe ngồi, còn lại cổ đều khản đặc"
Cũng chính nhờ cuộc quay phim chụp ảnh ấy mà "Tuấn mã sứt môi 380" mới được ghi vào lịch sử qua tấm ảnh "xe tăng tham gia giải phóng ĐN". Và cũng đến gần đây tôi mới biết tác giả bức ảnh này là PV Hoàng Thiểm. Hy vọng thời gian tới sẽ được gặp anh! Năm 2013 đi tìm lại chỗ chụp tấm ảnh này song ko thấy. Vẫn đang nhờ chú em 7083 khảo sát thêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét