Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Dịch thơ Nguyễn Khuyến bài 150 *

* Bài 149 đã đăng
Bài 150

Xuân nhật hữu cảm 2
春日有感
Xuân nhật hữu cảm
已分田園十六期
Dĩ phận điền viên thập lục kỳ
沉思往事日增悲
Trầm tư vãng sự nhật tăng bi
迂疎舊学生何補
Vu sơ cựu học sinh hà bổ
老病殘年死固宜
Lão bệnh tàn niên tử cố nghi
風雨晦冥天眼閉
Phong vũ hối minh thiên nhãn bế
菊松彫謝晳人萎
Cúc tùng điêu tạ triết nhân nuy
出身幸免隨身衹
Xuất thân hạnh miễn tùy thân chỉ
若對先君尚有辭
Nhược đối tiên quân thượng hữu từ
Cảm nghĩ ngày xuân 2

Đã yên phận ở nơi vườn ruộng mười sú năm rồi
Ngẫm nghĩ việc đã qua càng ngày càng thêm buồn
Lối học cũ viển vông sống có ích gì?
Tuổi già hay đau ốm chết đi cũng phải
Mưa gió mịt mù tựa như trời nhắm mắt (1)
Cây tùng cây cúc héo rụngngười hiền triết suy tàn (2)
May mà xuất thân khoa mục được miễn đeo thẻ tùy thân (3)
Có gặp ông cha ở chín suốicòn có điều để mà thưa thốt.
1.     Trời nhắm mắt: ý nói đời loạn (?) (Liệu có ý chê trách triều đình vô trách nhiệm trước vận ệnh dân tộc ?)
2.     Người hiền triết suy tàn: Thiên Đàn thien Kinh Lễ chép: trước khi chết mấy ngày, Khổng Tử chống gậy, vừa đi vừa hát: “Thái sơn kỳ đồi hồ? Lương mộc kỳ hoại hồ?Triết nhân kỳ nuy hồ?”(Núi Thái Sơn sẽ nghiêng chăng ? Cây cao sẽ đổ chăng ? Người hiền sẽ suy tàn chăng ?)
3.     Xuất thân: lai lịch của từng người. Trong xã hôi cũ có nhiều hạng xuất thân, ví dụ: Khoa mục xuất thân (những người thi đỗ ra làm quan) nhưng hàng xuất thân (những người đi lính rồi có công được cất nhắc lên)
4.     Thẻ tùy thân: thời Pháp thuộc thực dân Pháp đánh thuế người Việt Nam theo đầu người, gọi là thuế sưu. Ai đóng thuế rồi chúng cấp cho một tấm thẻ, phải đeo luôn trong mình, gọi là thẻ tùy thân.
Đỗ Đình Tuân dịch thơ:

Mười sáu năm yên chỗ ruộng vườn
Chuyện qua nghĩ lại lại thêm buồn
Viển vông học cũ thành vô dụng
Già lão bệnh nhiều chết tốt hơn
Mưa gió mịt mù trời nhắm mắt
Người hiền vắng vẻ cảnh hoang tàn
Xuất thân khoa mục miễn đeo thẻ
Có gặp ông cha cũng đỡ phiền.
21/01/2015
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét