Hạnh phúc vì con. Sơ sảy…
Thế
là gia đình đoàn tụ, hai anh em Tuấn và Hương bớt phải lủng củng tranh
cãi nhau những trò trẻ con, vì Tuấn bị mẹ mắng ngày xưa là chị nhường
con, sao bây giờ con không nhường em? Và cu cậu hậm hực, nhưng phải nghe
mẹ đôi phần. Em Hương thì trải qua một thời gian mẹ đi vắng, ở nhà làm
“cố vấn” cho bố MQ đi chợ mua thức ăn, nhất là vào những ngày nghỉ hoặc
ngày bố kết hợp công tác tại Hà Nội. Bé thường dẫn bố đi chợ chiều. Bố
muốn mua gì đều hỏi con gái, con có bằng lòng mua mới mua, kể cả giá cả.
Hương gầy yếu, da xanh lét, nhưng nhanh nhẹn và xứng đáng là nơi tin
cậy của bố. Bố MQ yêu con gái út lắm và bảo rằng đây là con gái rượu
con gái bia của bố. Hương học giỏi và không phải kèm cặp gì cả, chỉ lúc
nào bí về tự nhiên xã hội, bé hay hỏi bố. Bé thỏa mãn vì hỏi gì bố đều
trả lời được trong khi mẹ thì không. Mẹ hay lúng túng và cậy bận nên gạt
đi, sao con hỏi lắm thứ thế. Những lúc tranh thủ thời gian đặc biệt là
đêm khuya, thì tôi còn viết thư và đọc thư Hoa đang học ở xa. Và lúc này
Hoa hoàn toàn thỏa mãn về sự quan tâm chia sẻ của mẹ. Cháu luôn khoe
rằng cháu bị bạn bè ghen lên vì nhận được nhiều thư của mẹ quá, ghen lên
vì nghe cháu kể rằng mình có một gia đình lớn thật hạnh phúc.
Tuấn, con trai tôi học chuyên Hóa, mọi sự đều ổn. Để chuẩn bị lâu dài cho kì thi đại học, vợ chồng tôi trao đổi với cháu, rằng chúng tôi muốn con thi khối B, cụ thể là thi Đại học Y khoa Hà Nội. Bố MQ còn trêu đùa cháu, mỗi người có một hàm răng 32 chiếc. Con có thể học Y, theo chuyên ngành Nha khoa chẳng hạn, sẽ chữa bệnh cho rất nhiều người, vi ai chả phải hỏng răng vì sâu vì đủ thứ. Nhưng con trai tôi không chịu. Tuấn bảo muốn thi khối A, theo ngành kĩ thuật gì đó. Hai vợ chồng tôi hơi buồn vì con không chung ý nguyện với mình. Nhưng cuối cùng bàn nhau chúng tôi thống nhất để con trai tự chọn hướng đi, không ép, sau này vào đời có thể nó không phù hợp sẽ ân hận, oán trách bố mẹ.
Ấy là tính thế thôi, chứ ông Trời mới ra được quyết định. Tự nhiên có một hôm đi học về, cu cậu bảo, "Mẹ ạ, con nghĩ lại rồi con sẽ học khối B để thi vào trường Y. Một thằng bạn thân của con rủ con thi Y" (bố mẹ bạn là bác sĩ, “bắt” bạn con thi Y!) Hừ, vậy là con nghe bạn hả, tốt thôi, không sao. Bố mẹ không tự ái đâu, đã bảo là để con tự quyết định mà vì con lớn rồi. Cậu bạn thân của nó là con trai bạn tôi từ ngày sơ tán. Tình cờ hai con thi đậu vào chuyên Hóa, rồi hai mẹ gặp lại nhau sau bao nhiêu năm. Cô bạn tôi ở trong nhóm phụ huynh tổ chức lớp học thêm cho trẻ, nên nhận Tuấn vào học. Thằng bé “số” sướng hơn chị, cứ yên chí học thêm vậy thôi, chả phải đi lùng sục kiếm tìm lớp lang nào cả, cho tới kì thi sau này, đậu vào cả 4 trường đại học. Tuấn đã thi ba trường khối B bao gồm Đại học Y Hà Nội, Đại học Tổng hợp, Đại học Nông nghiệp I; và Đại học Giao thông Vận tải khối A. Kết quả cao nhất là Đại học Nông nghiệp I khối B, với điểm là thủ khoa. Như thế, học xong năm thứ nhất, có thể được chọn đi nước ngoài, nhưng bọn tôi nghĩ không có gì chắc chắn, nên khuyên con vào trường Y, như dự kiến ban đầu. Tuấn vui vẻ nhập học và sau này yên tâm với nghề đã chọn.
Về phần tôi, từ Đà Nẵng trở về, tôi làm ở đơn vị cũ không bao lâu thì Trung tâm Máy tính lấy tôi về hẳn. Ban giám đốc trao đổi trước với tôi rồi đệ trình lên lãnh đạo và tôi trở thành chuyên viên chính thức của trung tâm, chuyên về xử lí dữ liệu không còn biệt phái như ngày trước vào Đà Nẵng nữa.
Tôi phụ trách mảng xử lí này, được hưởng thêm phụ cấp “tổ trưởng”. Công việc bận suốt ngày và hầu như chẳng bao giờ về đúng giờ cả, thường phải ở lại tới 7, 8 giờ tối. Công việc chủ yếu của tôi là quản lý các ca nhập tin, thu gom và xử lí những chồng đĩa mềm đầy ắp, chạy chương trình kiểm tra và sửa lỗi. Thi thoảng tôi lập vài chương trình tổng hợp thử cho đơn vị mà trước đây tôi làm cầu nối thông tin. Lập vậy cho vui thôi, cho đỡ nhớ ngày xưa dùng lệnh máy say mê, chứ tôi không có nhiệm vụ lập trình. Được cái là có thói quen “sẵn sàng phục vụ yêu cầu cách mạng” nên tôi làm việc gì cũng nhiệt tình như nhau, và vì quản lí đội ngũ nhập tin, nên tôi luôn lăm le nghĩ cách tính, rồi đệ trình Sếp để các em được hưởng lương cao, thậm chí cao hơn bản thân mình. Tôi có lí sự, rằng các em làm hợp đồng thời vụ, nên theo năng suất và chất lượng lúc này lương cao là xứng đáng, các kĩ sư đừng có bực bội làm gì. Các kĩ sư có mủi lòng khi chỉ ít ngày nữa thôi, các em lại thất nghiệp không? Các kĩ sư có biết các em đã phải thậm chí nhịn đi tiểu để cố làm tối ngày không?
Đang lúc mê mải bận rộn với công việc ấy (bởi người ta cần thì mới “xin” mình về chứ!), thì “phải gió” quá, tôi lại tắt kinh và manh nha một sinh linh mới. Tôi hoảng hồn về kể với chồng, và ngay tắp lự, không phải đắn đo gì, chúng tôi đành lòng bỏ. Tôi không thể chửa đẻ được gì nữa đâu, làm sao nuôi được thêm con nữa. Thôi đành mang tội, và chịu đựng nỗi kinh sợ khi người ta xử lí, và chịu đựng cơn đau dạ con sau đó, mặt tái dại đi, buồn bã chờ chồng đón về, và dấu biệt me cùng các con. Và tất nhiên là không cho cơ quan biết. Ngay sáng hôm sau, tôi đi làm bình thường. Nhưng khổ nỗi phòng máy điều hòa chạy lạnh ngắt, nhiều lúc tôi cảm thấy không thể nào chịu đựng được. Giá như chỉ có một mình một phòng thì tắt béng nó đi, đằng này, còn bao đồng nghiệp khác. Rồi cái chân thì không dám đi tất, sợ lộ ra mình làm sao. Tôi cứ chúi mặt vào đống đĩa mềm, đống băng từ, và ai hỏi thì giả đò như mình đang bận quá (mà bận thật) để khỏi phải trả lời hay tham gia bất cứ chuyện gì, để đừng ai nhìn thấy cái mặt xám ngoét của mình, để đừng ai quan tâm. Giống như lần đi Đức, tôi rong kinh cả hai tháng trời luôn, mặc dù chỉ ngồi yên trong phòng máy mà làm thôi. Bình thường thì chẳng dám liều thế đâu, nhưng vì mới chuyển về đây, công việc quay cuồng, và vì xấu hổ nữa, nên tôi sợ không dám xin nghỉ. Nghĩ lại mà thấy khiếp.
Bởi khiếp đảm chuyện như vậy, nên từ bao giờ không nhớ nữa, tôi rất sợ vợ chồng gần gũi nhau mặc dù tôi yêu MQ lắm. Kể cũng tội nghiệp, MQ thương tôi là chính, nhưng thi thoảng băn khoăn hỏi đi hỏi lại “Em còn yêu anh không?” Tôi chỉ thở dài, vì không muốn nhắc lại những điều MQ đã biết quá rõ. Vậy mà sợ cũng chẳng được. Mới đó mà sáu tháng sau, lại vụ việc tương tự. Lần này thì sau khi “giải quyết” xong, tôi run bắn lên ngay trên bàn phòng sản; và môi thì tím ngắt, khô nứt nẻ, liếm môi bao nhiêu cũng không lại, khiến vị bác sĩ phát hoảng. Tôi phải trấn an ngược, tôi không sao đâu, chỉ hơi mệt thôi ạ. Rồi, những cơn co dạ con y như đau đẻ hồi nào tra tấn. Người ta bảo, càng nạo thai những lần sau sẽ càng đau hơn và nguy hiểm hơn. MQ chờ đón tôi về, tôi chả nói gì chỉ buồn vô hạn. Hóa ra yêu nhau cũng khổ chứ chẳng phải chỉ có không yêu nhau mới là bất hạnh.
Y chang lần trước, tôi vẫn không đủ dũng cảm để báo cáo với cơ quan mà nghỉ lấy vài ba hôm. Thế là lại tiếp tục rét run, tiếp tục chân trần và chúi vào công việc bộn bề có điều là chưa ngất ngay tại phòng. Và như thế có nghĩa là bí mật vẫn được giữ kín. Từ đó, tôi ngày càng cảm thấy nặng nề. Tôi tránh né chồng, và không còn đùa vui như ngày xưa nữa (rằng hôm nay em đang rụng trứng, à quên hôm nay em bắt đầu có kinh). Tôi chỉ trả lời chồng cụt lủn, rằng làm sao em đi nạo thai mãi được? Thế là MQ im lặng, chắc anh thật buồn, và quay lưng lại cố ngủ hay nghĩ gì trời mà biết được. Thấy vậy, tôi thương chồng quá, (mặc dù lúc này tôi phải thương tôi hơn rồi), và tìm cách kéo anh tán vài câu đùa nghịch vui vui, nhưng vô ích, chiến tranh lạnh càng âm ỉ hơn, và tôi đầu hàng, đành nằm im tới sáng, không nói lời nào nữa.
Đọc những gì tôi viết đây, chắc bạn đọc khó chịu, thiếu gì biện pháp kế hoạch hóa, mà cứ lắm chuyện? nhưng chả biết giải thích như thế nào, chỉ biết kể ngày ấy là thế, tôi không bao giờ dám để người ta đặt cái vòng vào, không nỡ khích lệ thuyết phục chồng đi đình sản, chỉ còn những biện pháp đơn giản khác tưởng như OK mà chả OK gì hết, nên mới tệ thế chứ.
Tôi cứ làm việc cần mẫn và dấu đi những buồn nản của mình. Cơ quan tổ chức đi nghỉ mát, tôi kiếm cớ bận không đi, vì chả vui thú gì. Thương con gái út chả được đi đâu xa, nên tôi gửi bé đi theo các cô các bác. May là bé rất bạo dạn, đi ngay. Hương ở cùng với mẹ con cô Thi, một kĩ sư chương trình giỏi. Nghe mọi người kể chuyện, bé không làm phiền ai cả, sắp tới giờ ăn là có mặt sẵn sàng. Ra biển về, tự giặt quần áo cho mình. Chơi với em, Hương vui vẻ thích thú nhưng buồn cười vì cậu em hay khóc nhè và luôn miệng kêu ca “mẹ ơi nóng quá”. Sau này về nhà rồi, bé kể với tôi và bảo, “nóng thì phải chịu mẹ nhỉ, khóc càng nóng thêm, có làm gì được đâu”. Ừ, đúng thế, tôi xoa đầu Hương khen con ngoan lắm, phải chịu đựng thôi (xong lại giật mình, con mình sẽ tự rèn luyện sự chịu đựng từ bé ư???)
Cô nàng bé bỏng yếu ớt nhưng nghịch ngợm kinh hồn. Thoắt một cái, nó theo chị hàng xóm đi chơi đâu đâu lên mãi tận chợ Hôm, hồ Hoàn Kiếm mà không xin phép ai cả. Lúc đầu, tôi hoảng còn đi tìm, sau rồi bận nên đành chịu. Thấy Hương học giỏi, chịu khó đủ thứ, và cô bé hàng xóm ngoan, hay cho bé mượn truyện của bố cô ấy viết mà đọc, chơi những trò lành mạnh nên tôi chỉ khuyên bảo để cháu phải xin phép, chứ tôi không cấm đoán. Thi thoảng bố MQ nói với tôi “con bé này ghê thật” và cười vui vẻ khoái chí chứ không khó chịu gì cả. Cứ vui vẻ thế yêu quí con gái rượu bia thế nên một hôm bố cắt tóc cho con, thế quái nào mải chuyện gì mà cắt luôn vào tai con. Máu chảy ròng ròng, tôi hết hồn lật đật đưa đi bệnh viện 108, khâu mất ba mũi, may không sao và chỉ còn để sẹo mãi đến tận bây giờ.
Rồi có lần, cô nàng chơi bên nhà bà chị họ tôi, nó mải chơi với mấy bé bên ấy, ngã lăn chiêng lộn qua bao nhiêu bậc cầu thang xuống đất, nằm bất tỉnh nhân sự. Được báo chạy sang thấy con vốn đã xanh càng tái xanh hơn, tôi cuống lên, lay gọi con một hồi thì nó tỉnh. Xoa bóp, lần sờ các bộ phận, không sao cả chỉ hơi tím tụ máu vài chỗ, chỉ xem như một cái hạn nhỏ.
Chưa hết chuyện, nó chơi ở ban công nhà ai rồi không biết sao ngã lăn xuống cái mái lều lợp giấy dầu ở chợ Trời, sau khi đã lách qua một đám dây điện ở lưng chừng mới kinh chứ. Nó chẳng biết sợ, cười hì hì còn tôi thì muốn đứng tim luôn rồi mắng yêu con đúng là con “rách Giời rơi xuống!”
Chót sinh ra ở cái nhà ham mê chuyên Toán, bé Hương phải bở hơi tai chạy theo. Kinh nghiệm nhiều rồi, bé được bố mẹ khích lệ thi vào chuyên Toán từ lớp 4 chứ không bỏ lỡ một vài năm như anh chị, và cũng đậu. Chỉ tội học xa quá, mãi dưới Trương Định, thi thoảng bố hay mẹ mới đưa đón, không thì chăm chăm mấy đồng lẻ lên xe buýt điện. Các chú thương tình, nhiều khi chả thu tiền, bảo cháu thôi cất tiền đi, mày bé quá cho đi nhờ luôn! Có hôm buổi tối đi làm về , trời mưa tầm tã, tôi thấy con chưa về, đội áo mưa đi tìm. Đi một lúc hết chợ Trời thì thấy con bé đang lò dò về, ướt hết, tôi hớt hải gọi con và ôm chầm lấy thương quá mà không có lời tự trách nào, rằng bố mẹ cứ “mở” mãi cái con đường học Toán khô khốc dẩm dít này làm gì để con gái phải khổ?
Tuấn, con trai tôi học chuyên Hóa, mọi sự đều ổn. Để chuẩn bị lâu dài cho kì thi đại học, vợ chồng tôi trao đổi với cháu, rằng chúng tôi muốn con thi khối B, cụ thể là thi Đại học Y khoa Hà Nội. Bố MQ còn trêu đùa cháu, mỗi người có một hàm răng 32 chiếc. Con có thể học Y, theo chuyên ngành Nha khoa chẳng hạn, sẽ chữa bệnh cho rất nhiều người, vi ai chả phải hỏng răng vì sâu vì đủ thứ. Nhưng con trai tôi không chịu. Tuấn bảo muốn thi khối A, theo ngành kĩ thuật gì đó. Hai vợ chồng tôi hơi buồn vì con không chung ý nguyện với mình. Nhưng cuối cùng bàn nhau chúng tôi thống nhất để con trai tự chọn hướng đi, không ép, sau này vào đời có thể nó không phù hợp sẽ ân hận, oán trách bố mẹ.
Ấy là tính thế thôi, chứ ông Trời mới ra được quyết định. Tự nhiên có một hôm đi học về, cu cậu bảo, "Mẹ ạ, con nghĩ lại rồi con sẽ học khối B để thi vào trường Y. Một thằng bạn thân của con rủ con thi Y" (bố mẹ bạn là bác sĩ, “bắt” bạn con thi Y!) Hừ, vậy là con nghe bạn hả, tốt thôi, không sao. Bố mẹ không tự ái đâu, đã bảo là để con tự quyết định mà vì con lớn rồi. Cậu bạn thân của nó là con trai bạn tôi từ ngày sơ tán. Tình cờ hai con thi đậu vào chuyên Hóa, rồi hai mẹ gặp lại nhau sau bao nhiêu năm. Cô bạn tôi ở trong nhóm phụ huynh tổ chức lớp học thêm cho trẻ, nên nhận Tuấn vào học. Thằng bé “số” sướng hơn chị, cứ yên chí học thêm vậy thôi, chả phải đi lùng sục kiếm tìm lớp lang nào cả, cho tới kì thi sau này, đậu vào cả 4 trường đại học. Tuấn đã thi ba trường khối B bao gồm Đại học Y Hà Nội, Đại học Tổng hợp, Đại học Nông nghiệp I; và Đại học Giao thông Vận tải khối A. Kết quả cao nhất là Đại học Nông nghiệp I khối B, với điểm là thủ khoa. Như thế, học xong năm thứ nhất, có thể được chọn đi nước ngoài, nhưng bọn tôi nghĩ không có gì chắc chắn, nên khuyên con vào trường Y, như dự kiến ban đầu. Tuấn vui vẻ nhập học và sau này yên tâm với nghề đã chọn.
Về phần tôi, từ Đà Nẵng trở về, tôi làm ở đơn vị cũ không bao lâu thì Trung tâm Máy tính lấy tôi về hẳn. Ban giám đốc trao đổi trước với tôi rồi đệ trình lên lãnh đạo và tôi trở thành chuyên viên chính thức của trung tâm, chuyên về xử lí dữ liệu không còn biệt phái như ngày trước vào Đà Nẵng nữa.
Tôi phụ trách mảng xử lí này, được hưởng thêm phụ cấp “tổ trưởng”. Công việc bận suốt ngày và hầu như chẳng bao giờ về đúng giờ cả, thường phải ở lại tới 7, 8 giờ tối. Công việc chủ yếu của tôi là quản lý các ca nhập tin, thu gom và xử lí những chồng đĩa mềm đầy ắp, chạy chương trình kiểm tra và sửa lỗi. Thi thoảng tôi lập vài chương trình tổng hợp thử cho đơn vị mà trước đây tôi làm cầu nối thông tin. Lập vậy cho vui thôi, cho đỡ nhớ ngày xưa dùng lệnh máy say mê, chứ tôi không có nhiệm vụ lập trình. Được cái là có thói quen “sẵn sàng phục vụ yêu cầu cách mạng” nên tôi làm việc gì cũng nhiệt tình như nhau, và vì quản lí đội ngũ nhập tin, nên tôi luôn lăm le nghĩ cách tính, rồi đệ trình Sếp để các em được hưởng lương cao, thậm chí cao hơn bản thân mình. Tôi có lí sự, rằng các em làm hợp đồng thời vụ, nên theo năng suất và chất lượng lúc này lương cao là xứng đáng, các kĩ sư đừng có bực bội làm gì. Các kĩ sư có mủi lòng khi chỉ ít ngày nữa thôi, các em lại thất nghiệp không? Các kĩ sư có biết các em đã phải thậm chí nhịn đi tiểu để cố làm tối ngày không?
Đang lúc mê mải bận rộn với công việc ấy (bởi người ta cần thì mới “xin” mình về chứ!), thì “phải gió” quá, tôi lại tắt kinh và manh nha một sinh linh mới. Tôi hoảng hồn về kể với chồng, và ngay tắp lự, không phải đắn đo gì, chúng tôi đành lòng bỏ. Tôi không thể chửa đẻ được gì nữa đâu, làm sao nuôi được thêm con nữa. Thôi đành mang tội, và chịu đựng nỗi kinh sợ khi người ta xử lí, và chịu đựng cơn đau dạ con sau đó, mặt tái dại đi, buồn bã chờ chồng đón về, và dấu biệt me cùng các con. Và tất nhiên là không cho cơ quan biết. Ngay sáng hôm sau, tôi đi làm bình thường. Nhưng khổ nỗi phòng máy điều hòa chạy lạnh ngắt, nhiều lúc tôi cảm thấy không thể nào chịu đựng được. Giá như chỉ có một mình một phòng thì tắt béng nó đi, đằng này, còn bao đồng nghiệp khác. Rồi cái chân thì không dám đi tất, sợ lộ ra mình làm sao. Tôi cứ chúi mặt vào đống đĩa mềm, đống băng từ, và ai hỏi thì giả đò như mình đang bận quá (mà bận thật) để khỏi phải trả lời hay tham gia bất cứ chuyện gì, để đừng ai nhìn thấy cái mặt xám ngoét của mình, để đừng ai quan tâm. Giống như lần đi Đức, tôi rong kinh cả hai tháng trời luôn, mặc dù chỉ ngồi yên trong phòng máy mà làm thôi. Bình thường thì chẳng dám liều thế đâu, nhưng vì mới chuyển về đây, công việc quay cuồng, và vì xấu hổ nữa, nên tôi sợ không dám xin nghỉ. Nghĩ lại mà thấy khiếp.
Bởi khiếp đảm chuyện như vậy, nên từ bao giờ không nhớ nữa, tôi rất sợ vợ chồng gần gũi nhau mặc dù tôi yêu MQ lắm. Kể cũng tội nghiệp, MQ thương tôi là chính, nhưng thi thoảng băn khoăn hỏi đi hỏi lại “Em còn yêu anh không?” Tôi chỉ thở dài, vì không muốn nhắc lại những điều MQ đã biết quá rõ. Vậy mà sợ cũng chẳng được. Mới đó mà sáu tháng sau, lại vụ việc tương tự. Lần này thì sau khi “giải quyết” xong, tôi run bắn lên ngay trên bàn phòng sản; và môi thì tím ngắt, khô nứt nẻ, liếm môi bao nhiêu cũng không lại, khiến vị bác sĩ phát hoảng. Tôi phải trấn an ngược, tôi không sao đâu, chỉ hơi mệt thôi ạ. Rồi, những cơn co dạ con y như đau đẻ hồi nào tra tấn. Người ta bảo, càng nạo thai những lần sau sẽ càng đau hơn và nguy hiểm hơn. MQ chờ đón tôi về, tôi chả nói gì chỉ buồn vô hạn. Hóa ra yêu nhau cũng khổ chứ chẳng phải chỉ có không yêu nhau mới là bất hạnh.
Y chang lần trước, tôi vẫn không đủ dũng cảm để báo cáo với cơ quan mà nghỉ lấy vài ba hôm. Thế là lại tiếp tục rét run, tiếp tục chân trần và chúi vào công việc bộn bề có điều là chưa ngất ngay tại phòng. Và như thế có nghĩa là bí mật vẫn được giữ kín. Từ đó, tôi ngày càng cảm thấy nặng nề. Tôi tránh né chồng, và không còn đùa vui như ngày xưa nữa (rằng hôm nay em đang rụng trứng, à quên hôm nay em bắt đầu có kinh). Tôi chỉ trả lời chồng cụt lủn, rằng làm sao em đi nạo thai mãi được? Thế là MQ im lặng, chắc anh thật buồn, và quay lưng lại cố ngủ hay nghĩ gì trời mà biết được. Thấy vậy, tôi thương chồng quá, (mặc dù lúc này tôi phải thương tôi hơn rồi), và tìm cách kéo anh tán vài câu đùa nghịch vui vui, nhưng vô ích, chiến tranh lạnh càng âm ỉ hơn, và tôi đầu hàng, đành nằm im tới sáng, không nói lời nào nữa.
Đọc những gì tôi viết đây, chắc bạn đọc khó chịu, thiếu gì biện pháp kế hoạch hóa, mà cứ lắm chuyện? nhưng chả biết giải thích như thế nào, chỉ biết kể ngày ấy là thế, tôi không bao giờ dám để người ta đặt cái vòng vào, không nỡ khích lệ thuyết phục chồng đi đình sản, chỉ còn những biện pháp đơn giản khác tưởng như OK mà chả OK gì hết, nên mới tệ thế chứ.
Tôi cứ làm việc cần mẫn và dấu đi những buồn nản của mình. Cơ quan tổ chức đi nghỉ mát, tôi kiếm cớ bận không đi, vì chả vui thú gì. Thương con gái út chả được đi đâu xa, nên tôi gửi bé đi theo các cô các bác. May là bé rất bạo dạn, đi ngay. Hương ở cùng với mẹ con cô Thi, một kĩ sư chương trình giỏi. Nghe mọi người kể chuyện, bé không làm phiền ai cả, sắp tới giờ ăn là có mặt sẵn sàng. Ra biển về, tự giặt quần áo cho mình. Chơi với em, Hương vui vẻ thích thú nhưng buồn cười vì cậu em hay khóc nhè và luôn miệng kêu ca “mẹ ơi nóng quá”. Sau này về nhà rồi, bé kể với tôi và bảo, “nóng thì phải chịu mẹ nhỉ, khóc càng nóng thêm, có làm gì được đâu”. Ừ, đúng thế, tôi xoa đầu Hương khen con ngoan lắm, phải chịu đựng thôi (xong lại giật mình, con mình sẽ tự rèn luyện sự chịu đựng từ bé ư???)
Cô nàng bé bỏng yếu ớt nhưng nghịch ngợm kinh hồn. Thoắt một cái, nó theo chị hàng xóm đi chơi đâu đâu lên mãi tận chợ Hôm, hồ Hoàn Kiếm mà không xin phép ai cả. Lúc đầu, tôi hoảng còn đi tìm, sau rồi bận nên đành chịu. Thấy Hương học giỏi, chịu khó đủ thứ, và cô bé hàng xóm ngoan, hay cho bé mượn truyện của bố cô ấy viết mà đọc, chơi những trò lành mạnh nên tôi chỉ khuyên bảo để cháu phải xin phép, chứ tôi không cấm đoán. Thi thoảng bố MQ nói với tôi “con bé này ghê thật” và cười vui vẻ khoái chí chứ không khó chịu gì cả. Cứ vui vẻ thế yêu quí con gái rượu bia thế nên một hôm bố cắt tóc cho con, thế quái nào mải chuyện gì mà cắt luôn vào tai con. Máu chảy ròng ròng, tôi hết hồn lật đật đưa đi bệnh viện 108, khâu mất ba mũi, may không sao và chỉ còn để sẹo mãi đến tận bây giờ.
Rồi có lần, cô nàng chơi bên nhà bà chị họ tôi, nó mải chơi với mấy bé bên ấy, ngã lăn chiêng lộn qua bao nhiêu bậc cầu thang xuống đất, nằm bất tỉnh nhân sự. Được báo chạy sang thấy con vốn đã xanh càng tái xanh hơn, tôi cuống lên, lay gọi con một hồi thì nó tỉnh. Xoa bóp, lần sờ các bộ phận, không sao cả chỉ hơi tím tụ máu vài chỗ, chỉ xem như một cái hạn nhỏ.
Chưa hết chuyện, nó chơi ở ban công nhà ai rồi không biết sao ngã lăn xuống cái mái lều lợp giấy dầu ở chợ Trời, sau khi đã lách qua một đám dây điện ở lưng chừng mới kinh chứ. Nó chẳng biết sợ, cười hì hì còn tôi thì muốn đứng tim luôn rồi mắng yêu con đúng là con “rách Giời rơi xuống!”
Chót sinh ra ở cái nhà ham mê chuyên Toán, bé Hương phải bở hơi tai chạy theo. Kinh nghiệm nhiều rồi, bé được bố mẹ khích lệ thi vào chuyên Toán từ lớp 4 chứ không bỏ lỡ một vài năm như anh chị, và cũng đậu. Chỉ tội học xa quá, mãi dưới Trương Định, thi thoảng bố hay mẹ mới đưa đón, không thì chăm chăm mấy đồng lẻ lên xe buýt điện. Các chú thương tình, nhiều khi chả thu tiền, bảo cháu thôi cất tiền đi, mày bé quá cho đi nhờ luôn! Có hôm buổi tối đi làm về , trời mưa tầm tã, tôi thấy con chưa về, đội áo mưa đi tìm. Đi một lúc hết chợ Trời thì thấy con bé đang lò dò về, ướt hết, tôi hớt hải gọi con và ôm chầm lấy thương quá mà không có lời tự trách nào, rằng bố mẹ cứ “mở” mãi cái con đường học Toán khô khốc dẩm dít này làm gì để con gái phải khổ?
Chị mất em thật sao?
Ấy là nhà mình thì hùa nhau vào chuyên Toán, chứ tôi khuyên Vinh, em trai tôi, có thằng con trai thông minh sáng láng lắm, là cho cháu thi và học chuyên cho nhàn mà cậu em có nghe đâu. Thời gian đi nhanh thế đấy. Mới ngày nào vợ chồng tôi cho em miếng vải miền nam may áo sơ mi rồi gặp trục trặc hiểu lầm, mà bây giờ em tôi đã trưởng thành và là một ông chủ gia đình rất gia trưởng. Công việc thì bận rộn nhưng sung sướng, đi nước ngoài công tác như cơm bữa, mà toàn đi những nước Châu Âu thôi. Nghe vợ em khoe, tuần trước em mới đi Hà Lan, Ý về quay một cuốn băng rõ đẹp làm kỉ niệm mà tôi chưa rảnh để sang xem nhờ. Nhớ lại hồi trước, hình như em tôi là người đầu tiên trong phố, có tivi bé xíu 9 inches, mang ra tận ngoài đường để cho bọn trẻ xem chung. Còn bây giờ, vợ chồng cậu cùng con trai đã xem tivi màu thật đẹp rồi chứ bộ. Chả hiểu sao, Vinh rất thích kể chuyện cho tôi nghe công việc ở cơ quan, và thích luôn cả việc cứ mỗi lần ở nước ngoài về lại chạy sang cho chút quà đúng sở thích của chị mặc dù chẳng bao giờ hỏi chị thích cái gì.
Hôm ấy, một buổi sáng mùa thu thật đẹp, tôi “bỏ” mấy bố con MQ ở nhà, sang nhà Vinh chơi rõ sớm. Em đang mặc một bộ com lê đẹp, tay xách ca táp đi đi lại lại trước cửa nhà. Tôi hỏi thì biết em đang chờ xe cơ quan đón đi công tác. Thấy thế, tôi không vào nhà nữa, đứng ngay ngoài đường cùng chờ với em. Hai chị em lại chuyện trò đủ thứ tưởng như không thể nào dứt được. Vinh bảo, em đi một chuyến xuyên Việt, qua tất cả các nhà nghỉ để lập qui hoạch, chắc mất cỡ vài chục ngày. Một lúc sau, xe đến, Vinh chào tạm biệt, tôi chúc em chuyến đi may mắn vui vẻ.
Rất tự nhiên, tự bao giờ ấy, cứ mỗi lần gặp Vinh trò chuyện, tôi thấy vui lắm, và rất tự hào về em. Tôi hơi buồn vì bố tôi mất rồi, chẳng sống đến ngày nhìn con trai thành đạt, giỏi giang. Tôi quí Vinh lắm, càng về sau càng như vậy chứ không như hồi bé chỉ thầm ganh tị bố chiều và cho em nhiều thứ hơn mình, chỉ ngoại trừ có hai điều không thích. Một là em gia trưởng quá, hay bắt nạt vợ, nên mấy chị em tôi luôn phải bênh em dâu để chấn chỉnh cậu. Và tôi rất vui khi thấy em ngày một tiến bộ, quan tâm đến vợ hơn và sống hạnh phúc hơn. Hai là, có một lần me tôi ngỏ ý để cậu cả hàng năm lo dần chủ trì cúng giỗ ông bà nội thì em từ chối phắt không mảy may đắn đo suy nghĩ và phân trần gì cả.
Nhưng rồi quả là “ngày vui ngắn chẳng tày gang”. Đêm hôm ấy, khoảng gần 12 giờ, tự nhiên tôi nghe tiếng ai gọi cửa, có vẻ đông đông. Tôi bỗng cảm thấy sờ sợ nên lay MQ dậy. MQ ra mở cửa. Tôi ra theo. Khách xưng là đồng nghiệp của em tôi, hỏi tôi có phải là chị của em Vinh không. Họ báo tin em tôi đi công tác giưa đường bị mệt nên đang chữa trị ở bệnh viện. Tôi run run hỏi họ, sáng sớm nay em tôi mới đi còn khỏe mạnh, hai chị em tôi mới nói chuyện với nhau rất lâu mà. Nhưng thôi, tôi không hỏi gì nữa, chạy ào ra ngoài đường, nơi có chiếc xe 16 chỗ chở mọi người. Tôi bước lên xe, tôi thấy đầy những bó hương. Tôi khóc òa chạy vào nhà:”Các anh chị đừng nói dối chúng tôi nữa. Em tôi mất rồi ư? Lắm hương quá đấy thôi, làm sao đang chữa trị ở bệnh viện mà các anh chị lại mua hương để đầy xe thế? Em tôi làm sao đến nông nỗi vậy các anh chị ơi...”
- Chị gắng bình tĩnh đã nào, (quay sang MQ), xin lỗi anh, anh là thế nào nhỉ?
- Vâng tôi là anh rể em Vinh - Chồng tôi đáp.
- Chúng tôi xin lỗi anh chị, buộc lòng mới đến đây chúng tôi phải nói dối. Anh Vinh trên đường đi công tác, đoàn nghỉ ở Cửa Lò, anh đã bị chết đuối vì không biết bơi. Thật ra, anh không xuống biển hẳn, chỉ lội nước ngay ở bờ thôi, nhưng một con sóng xô vào, anh ngã, và rất tiếc là không cứu được. Khi dân quân bảo vệ đến thì không kịp nữa rồi. Đoàn đã đưa anh ấy đi cấp cứu ở bệnh viện chủ yếu là để khâm liệm chuẩn bị mai sẽ đưa về Hà Nội. Chúng tôi xin chia buồn với gia đình. Chúng tôi không dám gặp vợ anh ấy, nên nhờ anh chị lựa lời thông báo tin dữ giúp cho.
Thì ra là thế. Em ơi! trời đã không mách bảo điều gì cho chị, chỉ xui khiến sáng sớm ngày ra đã sang chơi với em, để có những câu trò chuyện cuối cùng với em ư? Sao bỗng nhiên chị mất em Vinh ơi! Ôi sự sống sao mong manh quá vậy? Chị biết nói thế nào với vợ em? với con em? tội nghiệp vợ em còn quá trẻ và cháu còn nhỏ dại thế này. Tôi tựa vào MQ khóc suốt đêm cho tới 5 giờ sáng buộc lòng phải sang nhà em, gọi em dâu với một đôi mắt mọng đỏ sưng húp, bởi vậy khó có thể quanh co giấu giếm gì nhiều.
Hôm sau, xe chở linh cữu em tôi về bệnh viện Việt Nam Cu Ba và tang lễ cử hành tại đây. Chị em chúng tôi đau đớn biết chừng nào, đó là bố tôi và dì (mẹ em) đều mất rồi, chứ các cụ vẫn còn thì khó tưởng tượng nổi sự thể ra sao. Vợ con em thì khỏi phải nói rồi, quá đau đớn, quá đột ngột. Thì ra cuốn lịch nhỏ em khoanh tròn đánh dấu ngày đi, đó là 7/8 âm lịch (1990). Sao em chọn ngày 7 mà đi cơ chứ? Sao em ra biển trong lúc vắng người thế ? Nghe những người trong đoàn kể, khi về nghỉ tại Cửa Lò, chừng 5 giờ chiều, nhưng còn nắng nóng lắm, cả đoàn đều vào phòng nghỉ, chỉ có em tôi, một anh truyền hình, và một anh chánh văn phòng đi ra biển. Ra được một lát thì anh truyền hình đi về, chỉ còn lại hai anh em. Em tôi hàng năm thường ra biển với vợ con, nhưng không bao giờ xuống nước, chỉ nằm chơi trên cát. Vì thế đây là lần đầu tiên, có lẽ vì trời nóng quá, em mới lội xuống nước, chỉ quá đầu gối thôi. Anh Chánh văn phòng bơi ở đó, khi thấy em ngã thì hoảng hốt chạy đi gọi người đến cứu. Chạy bộ chừng 15 phút sau mới tìm ra dân quân bảo vệ quanh vùng biển thì thôi rồi, em vẫn còn ở đó chứ có trôi dạt đi đâu đâu. Mỗi người một câu một ý ghép lại thì thành chuyện như thế. Rồi xì xầm tiếng ra tiếng vào có ý trách móc anh ấy, nhưng gia đình tôi (kể cả em dâu tôi) đều gạt đi. Oán trách chẳng có cơ sở nào cả và chẳng để làm gì. Trong lúc hiểm nguy, có phải ai cũng linh hoạt, xử trí tốt tình huống đâu. Hành xử còn phụ thuộc vào sức khỏe, bản lĩnh, sự hiểu biết, kinh nghiệm của mỗi người. Với lại, trời nắng to thế mà xuống biển không quen với nước, không khởi động thì dễ bị cảm chứ đâu phải ngã xuống nước thông thường. Chỉ tóm lại một điều là, ông Bắc Đẩu gọi em tôi đi quá sớm, vào năm 37 tuổi, giống như chị Hiền Thục hồi nào Tôi không còn Vinh nữa, đứa em trai duy nhất mà chính vì muốn có nó, bố tôi đã phải lận đận cả cuộc đời vợ nọ con kia. Nhưng nói gì thì nói, nỗi khổ của chị em chúng tôi đành là vậy, chứ còn em dâu tôi, cháu tôi, làm sao chúng tôi có thể hiểu hết nỗi đớn đau của họ? làm sao chúng tôi có thể gánh thay những định mệnh nặng nề đè thật tàn nhẫn lên đôi vai bé nhỏ của em dâu tôi - một cô gái hiền lành, nhẫn nhịn, đã rất quen phục tùng chồng, bây giờ ngơ ngác lúng túng trong từng quyết định; chúng tôi giúp được gì cho đứa cháu non nớt tội nghiệp cơ chứ?
Ấy là nhà mình thì hùa nhau vào chuyên Toán, chứ tôi khuyên Vinh, em trai tôi, có thằng con trai thông minh sáng láng lắm, là cho cháu thi và học chuyên cho nhàn mà cậu em có nghe đâu. Thời gian đi nhanh thế đấy. Mới ngày nào vợ chồng tôi cho em miếng vải miền nam may áo sơ mi rồi gặp trục trặc hiểu lầm, mà bây giờ em tôi đã trưởng thành và là một ông chủ gia đình rất gia trưởng. Công việc thì bận rộn nhưng sung sướng, đi nước ngoài công tác như cơm bữa, mà toàn đi những nước Châu Âu thôi. Nghe vợ em khoe, tuần trước em mới đi Hà Lan, Ý về quay một cuốn băng rõ đẹp làm kỉ niệm mà tôi chưa rảnh để sang xem nhờ. Nhớ lại hồi trước, hình như em tôi là người đầu tiên trong phố, có tivi bé xíu 9 inches, mang ra tận ngoài đường để cho bọn trẻ xem chung. Còn bây giờ, vợ chồng cậu cùng con trai đã xem tivi màu thật đẹp rồi chứ bộ. Chả hiểu sao, Vinh rất thích kể chuyện cho tôi nghe công việc ở cơ quan, và thích luôn cả việc cứ mỗi lần ở nước ngoài về lại chạy sang cho chút quà đúng sở thích của chị mặc dù chẳng bao giờ hỏi chị thích cái gì.
Hôm ấy, một buổi sáng mùa thu thật đẹp, tôi “bỏ” mấy bố con MQ ở nhà, sang nhà Vinh chơi rõ sớm. Em đang mặc một bộ com lê đẹp, tay xách ca táp đi đi lại lại trước cửa nhà. Tôi hỏi thì biết em đang chờ xe cơ quan đón đi công tác. Thấy thế, tôi không vào nhà nữa, đứng ngay ngoài đường cùng chờ với em. Hai chị em lại chuyện trò đủ thứ tưởng như không thể nào dứt được. Vinh bảo, em đi một chuyến xuyên Việt, qua tất cả các nhà nghỉ để lập qui hoạch, chắc mất cỡ vài chục ngày. Một lúc sau, xe đến, Vinh chào tạm biệt, tôi chúc em chuyến đi may mắn vui vẻ.
Rất tự nhiên, tự bao giờ ấy, cứ mỗi lần gặp Vinh trò chuyện, tôi thấy vui lắm, và rất tự hào về em. Tôi hơi buồn vì bố tôi mất rồi, chẳng sống đến ngày nhìn con trai thành đạt, giỏi giang. Tôi quí Vinh lắm, càng về sau càng như vậy chứ không như hồi bé chỉ thầm ganh tị bố chiều và cho em nhiều thứ hơn mình, chỉ ngoại trừ có hai điều không thích. Một là em gia trưởng quá, hay bắt nạt vợ, nên mấy chị em tôi luôn phải bênh em dâu để chấn chỉnh cậu. Và tôi rất vui khi thấy em ngày một tiến bộ, quan tâm đến vợ hơn và sống hạnh phúc hơn. Hai là, có một lần me tôi ngỏ ý để cậu cả hàng năm lo dần chủ trì cúng giỗ ông bà nội thì em từ chối phắt không mảy may đắn đo suy nghĩ và phân trần gì cả.
Nhưng rồi quả là “ngày vui ngắn chẳng tày gang”. Đêm hôm ấy, khoảng gần 12 giờ, tự nhiên tôi nghe tiếng ai gọi cửa, có vẻ đông đông. Tôi bỗng cảm thấy sờ sợ nên lay MQ dậy. MQ ra mở cửa. Tôi ra theo. Khách xưng là đồng nghiệp của em tôi, hỏi tôi có phải là chị của em Vinh không. Họ báo tin em tôi đi công tác giưa đường bị mệt nên đang chữa trị ở bệnh viện. Tôi run run hỏi họ, sáng sớm nay em tôi mới đi còn khỏe mạnh, hai chị em tôi mới nói chuyện với nhau rất lâu mà. Nhưng thôi, tôi không hỏi gì nữa, chạy ào ra ngoài đường, nơi có chiếc xe 16 chỗ chở mọi người. Tôi bước lên xe, tôi thấy đầy những bó hương. Tôi khóc òa chạy vào nhà:”Các anh chị đừng nói dối chúng tôi nữa. Em tôi mất rồi ư? Lắm hương quá đấy thôi, làm sao đang chữa trị ở bệnh viện mà các anh chị lại mua hương để đầy xe thế? Em tôi làm sao đến nông nỗi vậy các anh chị ơi...”
- Chị gắng bình tĩnh đã nào, (quay sang MQ), xin lỗi anh, anh là thế nào nhỉ?
- Vâng tôi là anh rể em Vinh - Chồng tôi đáp.
- Chúng tôi xin lỗi anh chị, buộc lòng mới đến đây chúng tôi phải nói dối. Anh Vinh trên đường đi công tác, đoàn nghỉ ở Cửa Lò, anh đã bị chết đuối vì không biết bơi. Thật ra, anh không xuống biển hẳn, chỉ lội nước ngay ở bờ thôi, nhưng một con sóng xô vào, anh ngã, và rất tiếc là không cứu được. Khi dân quân bảo vệ đến thì không kịp nữa rồi. Đoàn đã đưa anh ấy đi cấp cứu ở bệnh viện chủ yếu là để khâm liệm chuẩn bị mai sẽ đưa về Hà Nội. Chúng tôi xin chia buồn với gia đình. Chúng tôi không dám gặp vợ anh ấy, nên nhờ anh chị lựa lời thông báo tin dữ giúp cho.
Thì ra là thế. Em ơi! trời đã không mách bảo điều gì cho chị, chỉ xui khiến sáng sớm ngày ra đã sang chơi với em, để có những câu trò chuyện cuối cùng với em ư? Sao bỗng nhiên chị mất em Vinh ơi! Ôi sự sống sao mong manh quá vậy? Chị biết nói thế nào với vợ em? với con em? tội nghiệp vợ em còn quá trẻ và cháu còn nhỏ dại thế này. Tôi tựa vào MQ khóc suốt đêm cho tới 5 giờ sáng buộc lòng phải sang nhà em, gọi em dâu với một đôi mắt mọng đỏ sưng húp, bởi vậy khó có thể quanh co giấu giếm gì nhiều.
Hôm sau, xe chở linh cữu em tôi về bệnh viện Việt Nam Cu Ba và tang lễ cử hành tại đây. Chị em chúng tôi đau đớn biết chừng nào, đó là bố tôi và dì (mẹ em) đều mất rồi, chứ các cụ vẫn còn thì khó tưởng tượng nổi sự thể ra sao. Vợ con em thì khỏi phải nói rồi, quá đau đớn, quá đột ngột. Thì ra cuốn lịch nhỏ em khoanh tròn đánh dấu ngày đi, đó là 7/8 âm lịch (1990). Sao em chọn ngày 7 mà đi cơ chứ? Sao em ra biển trong lúc vắng người thế ? Nghe những người trong đoàn kể, khi về nghỉ tại Cửa Lò, chừng 5 giờ chiều, nhưng còn nắng nóng lắm, cả đoàn đều vào phòng nghỉ, chỉ có em tôi, một anh truyền hình, và một anh chánh văn phòng đi ra biển. Ra được một lát thì anh truyền hình đi về, chỉ còn lại hai anh em. Em tôi hàng năm thường ra biển với vợ con, nhưng không bao giờ xuống nước, chỉ nằm chơi trên cát. Vì thế đây là lần đầu tiên, có lẽ vì trời nóng quá, em mới lội xuống nước, chỉ quá đầu gối thôi. Anh Chánh văn phòng bơi ở đó, khi thấy em ngã thì hoảng hốt chạy đi gọi người đến cứu. Chạy bộ chừng 15 phút sau mới tìm ra dân quân bảo vệ quanh vùng biển thì thôi rồi, em vẫn còn ở đó chứ có trôi dạt đi đâu đâu. Mỗi người một câu một ý ghép lại thì thành chuyện như thế. Rồi xì xầm tiếng ra tiếng vào có ý trách móc anh ấy, nhưng gia đình tôi (kể cả em dâu tôi) đều gạt đi. Oán trách chẳng có cơ sở nào cả và chẳng để làm gì. Trong lúc hiểm nguy, có phải ai cũng linh hoạt, xử trí tốt tình huống đâu. Hành xử còn phụ thuộc vào sức khỏe, bản lĩnh, sự hiểu biết, kinh nghiệm của mỗi người. Với lại, trời nắng to thế mà xuống biển không quen với nước, không khởi động thì dễ bị cảm chứ đâu phải ngã xuống nước thông thường. Chỉ tóm lại một điều là, ông Bắc Đẩu gọi em tôi đi quá sớm, vào năm 37 tuổi, giống như chị Hiền Thục hồi nào Tôi không còn Vinh nữa, đứa em trai duy nhất mà chính vì muốn có nó, bố tôi đã phải lận đận cả cuộc đời vợ nọ con kia. Nhưng nói gì thì nói, nỗi khổ của chị em chúng tôi đành là vậy, chứ còn em dâu tôi, cháu tôi, làm sao chúng tôi có thể hiểu hết nỗi đớn đau của họ? làm sao chúng tôi có thể gánh thay những định mệnh nặng nề đè thật tàn nhẫn lên đôi vai bé nhỏ của em dâu tôi - một cô gái hiền lành, nhẫn nhịn, đã rất quen phục tùng chồng, bây giờ ngơ ngác lúng túng trong từng quyết định; chúng tôi giúp được gì cho đứa cháu non nớt tội nghiệp cơ chứ?
Trích hồi ký: NƯỚC MẮT VÀ NỤ CƯỜI
của Bùi Thị Kim Thư
(còn nữa)
Buồn quá ! Liệu con người ta có SỐ không ?
Trả lờiXóaCó SỐ là chắc chắn rồi anh ạ. Cứ thấy hiện bài Hồi ký nào đăng lên, là MQ phải mở ra ngay để hi vọng có lưu bút của anh (đã thành thói quen rồi). Cảm ơn anh nhiều ạ.
Trả lờiXóaChả biết có phải là do số không.Thường thì các nhà hiêm muộn,hoặc chỉ một con trai duy nhất,lại rất khó nuôi và hay gặp xui xẻo.Thời chiến tranh,nhiều gia đình chỉ 1 con trai duy nhất ,có đi không có về.Nhưng cũng nhiều gia đình đông con trai,có anh đã báo tử máy năm rồi,gia đình đã mất hết hy vọng,tự nhiên lại vác ba lô trở về gia đình...
Trả lờiXóaRất cảm thông với người chị như Kim Thư.
Cảm ơn anh nhiều ạ. Đấy là bố và dì em đã mất trước chứ nếu không thì chẳng biết các cụ chịu đựng thế nào.
XóaRiêng em thì khi Vinh mất rồi, mới càng cảm thấy rõ nhu cầu (thèm khát thì đúng hơn) về việc có người anh hoặc em trai...