Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

KHÓE MẮT

 Từ ngày em đến nhà chơi
Đánh rơi khóe mắt làm tôi bàng hoàng
Tim tôi loạn nhịp xốn xang
Tôi như người uống rượu ngang… quá liều !
                            Nhân Hưng, ngày 19-8-2013
                                           Tạ Anh ngôi

11 nhận xét:

  1. Bài CÓ TỨ rõ ràng.Nhìn chung KHÁ GỢI . Có cái KHÓE MẮT mà ĐÁNH RƠI thì LÀM SAO CÒN YÊU CÔ ẤY được nữa . (Gía chỉ ĐÁNH RƠI ÁNH MẮT thì còn CHẤP NHẬN được,hì )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ Thanh Dạ ưa thực tế.Cái gì cụ cũng phải sờ được cụ mới thích,"hỉ"?

      Xóa
  2. "Mắt em như một dòng sông
    Thuyền anh CHÌM NGHỈM trong dòng mắt em " !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là lư vậy.Chỉ 2 câu thơ mà đã lột tả được tất cả,quả là thật tài vậy.

      Xóa
  3. Có hai điều trong bài thơ này phải bàn cho ra nhẽ thì mới có hướng giải quyết được.
    Thứ nhất là ý nghĩa của từ "khóe mắt"? "Khóe", nghĩa gốc chỉ giao điểm của hai vành môi hoặc giao điểm của hai mí mắt. Như vậy thì nghĩa gốc của từ "khóe mắt" chính là chỉ hai đuôi con mắt. Nhưng thông thường người ta cũng có thể hoán dụ nó để chỉ con mắt. Còn "khóe mắt" trong bài thơ của Tạ Anh Ngôi, có thể hiểu là "con mắt đẹp" hay "cái nhìn ấn tượng" cũng được. Cụm từ "đánh rơi khóe mắt", trong ngôn ngữ giao tiếp bình thường thì không ổn vì phi logic. Nhưng trong ngôn ngữ thơ thì lại hoàn toàn có thể được. Và chính chữ "đánh rơi" ấy lại nói thêm được cái sức nặng của "cái nhìn", sức nặng "con mắt đẹp" của em vậy.
    Điểm thứ hai là tâm trạng của tác giả khi bị "sức nặng" của con mắt ấy giáng xuống. Đó là một tâm trạng "sửng sốt và choáng váng". Hai câu rưỡi còn lại của bài thơ đã nói rất rõ tâm trạng này. Nhưng tâm trạng này chỉ diễn ra trong khoảng khắc thôi chứ không thể triền miên được. Vì thế mà hai chữ mở đầu bài thơ "Từ ngày" là hỏng. Và chính nó đã làm cho bài thơ trở thành vô lý.Bởi ông Tạ Anh Ngôi không thể lúc nào cungx say sỉn như "uống rượu ngang quá liều" từ hôm em đến đến nay được?
    Vì vậy, muốn cho bài thơ hợp lý, phải sửa chữ "từ ngày" thành chữ "cái ngày"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin bái phục!Đúng là "tiếng sét" ấy chỉ sảy ra trong một khoảnh khắc nhất định,nên dùng chữ"cái ngày"sẽ chuẩn xác hơn.Tuy nhiên,tôi lại muốn tạo thêm :"dư chấn" cho"cơn động đất"từ cái khóe mắt kia.Dù sao thì chữ "Từ ngày"cũng chưa thật thỏa đáng.Cám ơn THÀY ĐỖ ĐÌNH TUÂN

      Xóa
  4. Rơi nón, rơi áo... thường thôi
    Rơi cái khóe mắt bác Ngôi... kỳ tài

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tài cán gì đâu.Cái gì cũng có thể đánh rơi mà!

      Xóa
    2. Tài cán gì đâu.Cái gì cũng có thể đánh rơi mà!

      Xóa
  5. Đọc bình đọc luận dài dài
    Mới hay các bác thần tài TRIAN
    Nàng rơi khóe mắt một lần
    NGÔI nao NGÔI núng ngàn lần hơn say
    DUY DỰ vẩy vài ngón tay
    Bấm khen bấm họa ngất ngây NGÔI rồi
    Đình Tuân chặc lưỡi một hồi
    Tung cho mấy chưởng ngời ngời tinh thông
    Vợ người bận mải long đong
    Góp câu lục bát thong dong rồi chuồn
    Minh Quang đang lúc yếu, buồn
    Xếp vần xếp chữ loằng ngoằng rồi đi
    TRIAN vui lắm hi hi...

    MQ đùa vui nên gọi các "liền anh, liền chị" bằng tên không, mong thông cảm và đừng nghĩ MQ hỗn nhé.



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật là tình cảm lắm thay
      Xưng hô thỏa mái thế này mới vui

      Xóa