Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

CÙNG LÀM THƠ VỀ BÁC HỒ

Hôm rồi (09-8-2013),nhân ngày giỗ Bác sắp tới ,nhà thơ Tạ Anh Ngôi có bài thơ rất khá : Bác đi .Tôi rất thích,nhưng hơi tiếc một chút,vì bài tứ tuyệt có 2 câu đầu rất sáng tạo về hình tượng,nhưng 2 câu sau lại không theo kịp 2 câu trước,làm bài thơ bị "đuối" dần.Với căn bệnh nghề nghiệp,tôi muốn sửa 2 câu cuối,mong bài thơ "mẩy đều" cả 4 câu .Xin được tác giả và bạn đọc cho phép . Có gì không phải xin được tha thứ :

  BÁC ĐI

Một chiếc lá rơi động cả rừng

Bác đi,trời đất khóc rưng rưng

Thời gian khóc mãi cùng lưu ảnh

Khoảng trống Người đi lớn quá chừng !

 

  Phụ chép: BÁC ĐI của Tạ Anh Ngôi


Một chiếc lá rơi động cả rừng
Bác đi trời đất khóc rưng rưng
Thời gian đọng lại lưu nhân ảnh
Cả nước nghẹn ngào nỗi nhớ thương.

Nhân Hưng,ngày 8-8-2013
Tạ Anh Ngôi

3 nhận xét:

  1. Nói về bài BÁC ĐI của TAN,khi đọc câu đầu,chưa thấy "gì" lắm,bởi hình tượng "chiếc lá rơi" để ví với cái chết của một kiếp người,chưa có gì mới cả.Nhưng "động cả rừng"...thì đây không còn là chiếc lá bình thường như kiểu "tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng" nữa.Chiếc lá này CÓ SỨC NẶNG CỦA MỘT THIÊN THẠCH.Và,như thế mới CHUẨN với sự MẤT MÁT TO LỚN CỦA MỘT VĨ NHÂN.Câu 2 dùng hình ảnh TRỜI ĐẤT KHÓC là nói cái BỀ RỘNG của SỰ TIẾC THƯƠNG.Đến câu 3 & 4 tác giả dường như tả cái ảnh minh họa mà không LỘT ĐƯỢC CÁI THẦN CỦA BỨC ẢNH .Câu 4 ,tôi nói là làm YẾU CÁI TỨ đi là vì câu 2 đã dùng hình ảnh TRỜI ĐẤT KHÓC RƯNG RƯNG là đã tả đủ CÁI LỚN CỦA SỰ TIẾC THƯƠNG rồi,nay lại lặp lại ở mức độ CẢ NƯỚC thì vừa giảm mức độ cảm xúc xuống,vừa lặp lại ý đã nói rồi.Theo tôi CÁI CẦN là phải MỞ RỘNG VẤN ĐỀ từ KHÔNG GIAN TIẾC THƯƠNG đến THỜI GIAN THƯƠNG TIẾC BÁC.& PHẢI HÌNH DUNG ĐƯỢC SỰ MẤT MÁT LỚN LAO khi BÁC RA ĐI KHÔNG GÌ THAY THẾ.Tôi còn một câu này định thay vào câu 4 :BIẾT KIẾP NÀO VƠI NỖI NHỚ NHUNG !

    Trả lờiXóa
  2. Hai câu thơ đầu của bài thơ tôi cũng đồng ý như thế,vì vậy không còn gì để bàn cãi thêm nữa.Nhưng câu 3:"Thời gian đọng lại lưu nhân ảnh"bác Thanh Dạ cho rằng lặp ý và nên thay bằng câu:"Thời gian khóc mãi cùng lưu ảnh",tôi thấy chưa thỏa đáng.Theo thiển nghĩ của tôi,tôi thấy câu:"Thời gian đọng lại lưu nhân ảnh"có vẻ gợi hơn?vì vậy không cần phải thay.Riêng câu 4:"Cả nước nghẹn ngào nỗi nhớ thương"thì tôi cũng thây nhàn nhạt,không xứng với vị trí câu kết của 1 bài tứ tuyệt.Vì vậy có thể thay thế bằng 1 câu khác.Trước mắt có thể xử dụng câu 4 của Thanh Dạ:"Khỏang trống người đi lớn quá chừng"nhưng thay chữ ĐI=ƠI!,câu thơ sẽ là:"Khoảng trống Người ơi!Trống quá chừng".Ở câu trên cái KHOẢNG TRỐNG NGƯỜI ĐI nó cụ thể quá,vì vậy cũng sẽ làm nhạt câu thơ?Trên đây mới chỉ là ý kiến của riêng tôi và Thanh Dạ,rất có thể chưa thỏa đáng.Rất mong các bạn góp ý thêm

    Trả lờiXóa
  3. Hai anh cùng làm thơ hay thật, rất sâu sắc và rất...thơ! MQ không phân tích được, chỉ biết thích bốn câu sẽ là:

    "Một chiếc lá rơi động cả rừng
    Bác đi,trời đất khóc rưng rưng
    Thời gian đọng lại lưu nhân ảnh
    Khoảng trống Người ơi lớn quá chừng"

    Trả lờiXóa