THANH DẠ: Tôi có người BẠN ĐỒNG
NGHIỆP dạy cùng trường THPT MẠC ĐĨNH CHI HẢI-DƯƠNG là ĐOÀN HỒNG ĐỘ. Ngoài
việc dạy VĂN, anh cũng YÊU THƠ & LÀM THƠ như tôi. Thơ anh chân
mộc, dân dã, nhưng thật đậm tình YÊU NGHỀ, YÊU ĐỒNG NGHIỆP, YÊU LỚP, YÊU
TRƯƠNG. Và cũng không thiếu CHẤT LÃNG MẠN - CHẤT THƠ. Xin giới thiệu vài
bài của anh cùng bạn đọc.
1.TRƯỜNG TÔI
Bên đường quốc lộ - đất Thanh Quang
Xe chạy ngược xuôi thật rộn ràng
Xưa bãi cỏ hoang - vùng đất trũng
Nay trường lớp đẹp cổng,nhà sang
Hồ sen ươm giống cùng non nước
Đất trạng nên hương tỏa xóm làng
Lưỡng quốc trạng nguyên tình sáng láng
Muôn đời con cháu nối vinh quang
2.TIỄN ANH
(tặng anh N.D.D ngày về hưu
25-5-2003)
Anh về đồng nghiệp ngẩn ngơ
Ghế trường để trống chào cờ thứ hai
Anh về vắng tiếng giảng bài
Học trò ngơ ngác,có ai thay thày
Anh về gió nhắc hàng cây
Bàn tay ai tưới những ngáy hanh khô
Anh về hàng chữ TÁP LÔ
Việc trường thông báo bây giờ là ai
Nỉ non đêm ngắn tình dài
Anh về có biết tình ai bùi ngùi
Cảnh đời sum họp,chia phôi
Người về,kẻ ở bồi hồi lòng nhau
gió đùa rụng cánh hoa cau
Mái nhà đã ấm tình nhau bao ngày
Chia tay - tay nắm chặt tay
Rưng rưng,nhớ mãi những ngày bên nhau!
3.MỘT THỜI BỤI PHẤN
Về hưu - khi được thư nhàn
"Một thời bụi phấn" lại càng nhớ thương
Nhớ khi đến lớp,đến trường
Vui trò,vui bạn yêu thương thắm nồng
Nhớ ngày hạ,nhớ đêm đông
Quạt mo đuổi muỗi,bếp hồng hơ tay
Quên sao được những tháng ngày
Bom rơi,hầm tránh vẫn say giảng bài.
Vun trồng thế hệ tương lai
Chỉ mong đất nước ngày mai đẹp giàu
Mai dù đi đâu,về đâu
Mái trường nghĩa nặng,tình sâu một thời !...
ĐOÀN HỒNG ĐỘ
Đọc, thấy được cái tình của tác giả. Nhưng MQ chỉ thích và được truyền cảm xúc bởi bài 2 và khổ giữa của bài 3 thôi.
Trả lờiXóađúng như MQ nhận xét,bài thứ 2 là "nhà thơ" tặng tôi nhân ngày về hưu 25-5-2003 .Còn bài 3 thì được khổ 2 vì nó gợi đúng cảnh tình những năm tháng khó khăn,gian khổ của đất nước nói chung,giáo dục nói riêng.Còn lại thì rơi vào chung chung kiểu THƠ CLB thôi mà .Như thế cũng là giỏi rồi;Vì LÀM THƠ VỀ GIÁO DỤC KHÓ HAY LẮM !
Trả lờiXóaBài 1 Trường tôi, chỉ là một bản xếp chữ đúng luật bằng trắc thôi.Nhưng đọc thấy vẫn gượng gạo lắm. Bài 2 có tình nhưng không có tứ. Lẫn lộn giữa hình ảnh tâm trạng với hình ảnh cuộc đời. Bằng vào văn bản bài thơ người đọc sẽ hiểu đây là hình ảnh thật ngoài đời. Và nếu thế thì nói hơi quá. Lợi bất cập hại. Biễn cái tình thật thành "của giả". Nếu ý tứ hơn, kín nhẽ hơn, chẳng hạn: anh về, mọi hoạt động của nhà trường vẫn bình thường, buuỏi sinh hoạt dầu tuần vẫn đông vui nghiêm túc, tiếng giảng bài vẫn ấm áp trong các lớp,học trò vẫn chăm chú nuốt lời thày giảng...mà trong lòng vẫn cảm thấy trống vắng như thiếu một cái gì đó...thì sẽ thuyết phục hơn.
Trả lờiXóaBài 3: đúng như mọi người cảm nhận: chỉ được có 4 câu ở giữa. Nhưng vì sao vây? Có lẽ là vì ở bốn câu này đã mang được đặc trưng của ngôn ngữ thơ: HÀM CHỨA VÀ KHƠI GỢI. Cụ thể trong khổ thơ này đã có hai hình ảnh thơ gợi ra rất nhiều kỷ niệm: "quạt mo đuổi muổi, bếp hồng hơ tay" và "Bom rơi, hầm tránh vẫn say giảng bài". Còn hai câu 6 thực ra cũng chỉ là hai câu độn, câu chuyển dẫn.Nhưng nó cũng rất sát hợp với câu theo sau, câu đẫn đến. Và chữ dùng cũng linh hoạt và biến hóa. Câu 6 trên dùng chữ "nhớ" thì câu 6 dưới lại dùng chữ "quên sao". Đó cũng là một nghệ thuật.
Có điều khó hiểu là bên cạnh một khổ thơ hay đến thế thì khổ trên và khổ dướilại hết sức sáo mòn và trống rỗng, thậm chí còn vô cảm, nói yêu nói thương, mà chẳng thấy cái gì lay động người đọc?