Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

EM VÀ ANH

 
Em níu anh gần xuống với em
Cỏ xuân như nệm dưới lưng mềm
Ngực nâng vồng ngực no nhung nhớ
Môi ngậm vành môi thỏa khát thèm
Quấn quýt âm dương-Cho lại được
Tràn trề mưa móc-Bớt rồi thêm
Em nằm nghiêng nửa vầng trăng ngọc
Anh kéo chăn tình ấp ủ đêm.
                      Ngày 25-7-2002
                          Tạ Anh ngôi
          (Rút từ tập”Bến Chờ”NXB-VHDT)

4 nhận xét:

  1. Khi đã "nâng vồng ngực" và hai môi đã "thổi hơi" cho nhau rồi thì còn "nhung nhớ" cái nỗi gì, tâm trí đâu mà nhưng nhớ? Cho nên chữ "nhung nhớ" ở câu 3 là không ổn. Nên thay nó bằng chữ "ao ước" thì có lẽ chuẩn hơn. Có thể xem bài thơ như một bản tự thuật, một lời tự thú về cái tội hay đi "ăn lúa, ăn mạ" ngoài thiên hạ của ông Tạ Anh Ngôi vậy. Không rõ là trong "Bến Chờ" ông Tạ Anh Ngôi đã có bao nhiêu lần như thế này rồi, hay chỉ "trót dại" có một lần duy nhất?

    Trả lờiXóa
  2. Thưa thày,vì"ngực nâng vồng ngưc"nên đã NO NHUNG NHỚ.Vì có chữ NO(chỉ sự thỏa mãn)cho sự NHUNG NHỚ(trước đó)nên không có gì là KHÔNG ỔN cả.
    Em tuổi THÂN cầm tinh CON KHỈ vì vậy hay nhảy nhót,
    thích hoa lá cành,Việc hay"đi ăn lúa ăn mạ"cũng là thuộc tính của em,vì em chưa khôn nên trót dại nhiều lần!Em cũng xin thú thực để còn "tiến bộ".Chả như lão Thanh Dạ,thân là CON DÊ,lại là DÊ ĐỰC ĐẦU ĐÀN(Quí Mùi)sáng nào cũng canh ở cửa chuồng...thế mà còn ra vẻ
    NGÂY THƠ,TƠ LƠ MƠ.Chính lão Thanh Dạ mới hay"ăn lúa ăn mạ"vì lúa mạ là lương thực,là món khoái khẩu của "lão dê" mà.

    Trả lờiXóa
  3. Ăn vụng,không biêt chùi mép,lại còn KHOE VỚI TOÀN THẾ GIỚI.Cứ như là ÔNG TƯNG ấy.Lại còn QUƠ MÈO QUÈO CHÓ sang tận ÔNG THANH DẠ nữa.Rõ là TRÂU LẤM VẨY CÀN ! He he...

    Trả lờiXóa
  4. "no" về vật chất là có thức ăn đầy trong bụng.Còn "no" về tinh thần là có niềm vui sướng tràn đầy ở trong lòng. Nhưng không ai nói tràn trề nỗi buồn cả. Nhung nhớ là một nỗi buồn khi thiếu vắng người thân, người yêu. Nên cũng không dùng "no nhung nhớ" được.Người đọc cảm thấy không ổn có lẽ là vì thế. Nhưng "no ao ước" thì lại được. Thực ra khi người ta nhớ nhau thì đồng thời người ta cũng ao ước được gặp nhau."Nhung nhớ" là mặt này và "ao ước" là mặt kia của cùng một hiện tượng tâm lý. Nhưng "ao ước" hướng về phía niềm vui nên dùng "no ao ước" (thỏa mãn niềm mong mỏi) vẫn chính xác và hay hơn.

    Trả lờiXóa