Đỗ Đình Tuân thì lại thấy có rất nhiều bài thơ thuộc loại kể chuyện, tả cảnh, chính luận…toàn thấy nói “toạc móng lợn” nhưng câu chuyện hấp dẫn, lối kể linh hoạt, hình ảnh sinh động, đẹp đẽ mang sắc thái riêng; ý nghĩa sâu sắc, ngôn ngữ sắc sảo thì vẫn cứ hay. Thậm chí còn được liệt vào hạng bất hủ. Có thể kể ra rất rất nhiều ví dụ cụ thể để minh họa chẳng hạn về thơ kể chuyện như Màu tím hoa sim(Hữu Loan), Núi Đôi (Vũ Cao) chỉ kể lại những câu chuyện tình có thật ở ngoài đời mà lay động và ám ảnh lòng người khôn xiết. Về thơ tả cảnh thì “ Tịch cư ninh thể phú” (Nguyễn Hàng), “Hàn nho phong vị phú” (Nguyễn công Trứ), ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, Chợ Tết (Đoàn Văn Cừ)…Về thơ chính luận thì như “Nam Quốc sơn hà” (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi), …Ngay cả ở lĩnh vực biểu lộ tâm tư vốn là “địa hạt sân nhà” của thơ trữ tình, vẫn có những bài thơ nói “toạc móng lợn” ra mà vẫn hay đến lạ lùng:
Thương anh em cũng muốn theo
Em sợ anh nghèo anh bán em đi
Lấy anh em biết ăn gì
Lộc sắn thì chát, lộc si thì già
Lấy anh không cửa không nhà
Không cha không mẹ biết là cậy ai?
(Ca dao)
Cho nên theo tôi vấn đề có tính chất cơ sở vẫn là phải phân biệt rõ “ý” và “tứ”. Ý thì hầu như bài thơ nào cũng có, còn “tứ” thì chỉ có ở những bài thơ có ẩn ý. Cố nhiên đa phần đọc những bài thơ có tứ thường cảm thấy thích thú hơn, vì trí tưởng của ta được kích thích nhiều hơn. Nhưng thơ hay có nhiều loại. Có bài có tứ thì hay mà có bài không có tứ vẫn hay. Và tất nhiên sẽ có rất nhiều bài thơ có tứ mà vẫn dở, nếu như cái tứ thơ ấy khô cứng và rỗng tuyếch. Nhưng thơ dở thì chẳng ai nhớ được nó cả. Người đọc đọc xong là quên ngay, cho nó đi ngủ với giun ngay. Vì thế Đỗ Đình Tuân cũng chịu không tìm được ví dụ minh họa. Ai tò mò muốn biết thì xin mời ra các nghĩa địa thơ, hiện đang la liệt trên mặt đất. Nhất là ở xứ ta.
29/10/2011
Đỗ Đình Tuân
Đừng mang mấy của quý của các cụ ra để dọa tôi.Những bài đó đều rất ẨN DỤ ở trình độ cao đó chứ .Sẽ có bài CÃI NHAU nữa cho mà xem !
Trả lờiXóa