Một điều rất mừng khi viết bài này, tôi đã tìm thấy trên mạng một số bài của dân trong xóm, trong làng, mà tôi cho rằng đã biết LẬP TỨ - tức là đã biết thể hiện Ý một cách nghệ thuật, có nghề. Gần đây nhất là bài LÀM BÁNH của Vân Anh .Ý của bài thơ, trên bề mặt là: Làm bánh thật khó; Dù mình mong muốn mang lại “tấm bánh thơm tho tay người” bằng những việc làm nhiệt tình, trực tiếp:
Xắn tay nhào bột nên hồ
Những mong tấm bánh thơm tho tay người
Nhưng, trớ trêu thay, bánh không thành bánh, mà thành cái “ơ hờ” và “bột đi đằng bột, thẫn thờ lòng nhân”.
Đến đây thì Ý ló dần cái TỨ ra ở mấy từ “ơ hờ” và “thẫn thờ lòng nhân”. Đó là nói về tâm trạng con người rồi, đâu phải là bánh nữa? Cái TỨ lộ rõ nguyên hình:
Những mong nồng ấm, ngọt lành
Hóa ra thành cái chúng mình lửng lơ
(thực ra 2 câu này vi phạm luật “mạch kị lộ” trong làm thơ - không có 2 câu này bài thơ vẫn chỉnh )
Hai câu kết trở về chuyện làm bánh thật khó lắm thay, dù nguyên liệu chuẩn bị ngon lành, tử tế mà kết quả chẳng được như mong đợi:
Bánh ngon mà khó thế ư
Bột tươi, nhân đậm sao chưa được giòn !!!!
Thế là cái Ý thì nói về việc LÀM BÁNH nhưng lại bao hàm cả lĩnh vực khác; như trong quan hệ yêu đương, quan hệ vợ chồng v.v…Nó đã thành TỨ
Tóm lại, khi Ý có độ hàm súc, có trường-liên-tưởng rộng hơn, sâu hơn… thì được gọi là TỨ. TỨ thể hiện chất NGHỀ, chất CHUYÊN NGHIỆP hơn. Nếu làm thơ định nói gì cứ nói TOẠC MÓNG LỢN ra; Người đọc xong thấy không còn gì để nói…thì đó không phải là TỨ mà cũng chẳng phải là Ý thơ nữa
Dài rồi, xin để lần sau lại tiếp. Xin có lời cáo lỗi với nhà LLPB của Làng vì tội lấn sân.
Làng hóp 28-10-2011 nhà lý sự cùn T.D
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét