Chuyện nhỏ không quên
Tôi theo lớp tiếng Anh rồi thi bằng A. Mọi việc trôi chảy, nhưng đúng dịp chuẩn bị thi thì tôi lại có bầu nên hơi mệt. Nói chuyện học ngoại ngữ tôi lại nhớ đến MQ. Anh toàn học tiếng Nga thôi, mãi về sau mới học tiếng Anh. Tôi được đi Đức, tức là ra nước ngoài trước MQ. “Số” anh thật long đong vất vả, cứ nghiền ngẫm mãi “đạp xô đá nhà” mà không ra khỏi biên giới để sang với Liên bang Xô Viết rộng lớn. Anh thi để làm Nghiên cứu sinh hai lần thì cả hai lần đều thiếu nửa điểm và đều trượt. Lần đầu điểm chuẩn là 22,5 thì MQ được 22. Lần sau người ta lấy 24 thì MQ được 23,5. Với lần đầu tôi không biết, chứ lần sau MQ thiếu nửa điểm là tại tôi. Chả là trong các môn thi, có một môn thí sinh viết tự do ở nhà rồi nộp bài. Khi viết xong, MQ nhờ tôi chép hộ thành bài nộp chính thức, vì chữ tôi đẹp, và viết cẩn thận, rõ ràng. (chữ chồng tôi không xấu, nhưng anh viết hay bị lỗi, hay gạch xóa. Chả thế mà có lần viết thư cho vợ MQ viết là “Hôm nay anh viết thư cho anh đây”). Xong đâu đấy MQ đem nộp bài. Bài vẫn qua thủ tục dọc phách để giáo viên chấm cho khách quan vô tư. Ai ngờ, khi chấm đến bài của MQ, thầy giáo đọc và thấy viết rất tốt, nhưng ngờ ngợ hình như không phải chữ của MQ, thầy cho rằng đó là của một trong những học trò khác. Trong tiểu ban, thầy chỉ quí nhất và đánh giá cao về MQ. Thế là thầy cố tình bắt bẻ, một vài dấu phẩy chấm, khiếm khuyết gì đó và hạ đi nửa điểm, trong khi bài khác thì thầy không khắt khe có thể cho điểm 10, và hi vọng rằng lần này cậu trò yêu MQ sẽ đỗ! Đến khi có kết quả cuối cùng, thầy mới kinh ngạc và rất thật thà kể những điều trên với MQ rồi kết luận lại “mình xin lỗi cậu nhé, mình sai lầm quá, mà sao chữ cậu đẹp thế và khác mọi khi?”. MQ rầu rĩ trả lời “vâng, vì em nhờ vợ em chép lại cho sạch và đẹp mà!” Thôi rồi, tôi chả biết làm thế nào, chỉ đành an ủi chống “ Tất cả đều do Trời định anh ơi! Anh không được đi Nghiên cứu sinh thì cứ dạy học rồi cuối tuần về thăm em và các con là được rồi. Số anh “thân cư thê” là không có xa vợ được nhiều đâu!”. An ủi vậy chứ thực tình tôi thương anh, anh đã cố gắng lắm mà.
Rồi hai vợ chồng lại động viên nhau để vượt qua cửa ải sinh con thứ ba lần này. Thì có cái xe đạp Mifa đấy, đã bảo là cả hai đều nghĩ nó không thuộc về mình. Một anh bạn MQ muốn mua xe, nên MQ hẹn tới nhà xem. Thỏa thuận cũng nhanh chóng, vì nhà tôi ở chợ Trời, giữa trung tâm mua bán xe đạp xe máy, giá cả đã có sẵn. Lúc bán thật, anh ấy dắt xe đi mà tôi ngơ ngác, không dám khóc, mặt chỉ lì lì ra chiều lạnh nhạt, không nói lời nào (kể cũng tệ thật!). MQ biết và thông cảm với tôi, nên khi bạn về rồi, anh bảo sẽ trích tiền mua một xe đạp inox trắng - tất nhiên là xe cũ -để tôi đi làm cho nhẹ. MQ mua ngay thật, lụi cụi sửa, mắc đê ray ơ vào xích (kiểu xe này nó thế), tôi đi thật ngon lành. Nhưng rồi sau này không có MQ sửa, chả ai làm được, kể cả đưa ra nhiều thợ chữa xe đạp đều bó tay, xe bỏ đó làm kỉ niệm tới bây giờ, thi thoảng tôi phủi bụi đi ngậm ngùi.
Và tôi được tẩm bổ cho thai cho mình khỏe lên. Thì có tiền bán xe mà! Không phải kham khổ như ngày xưa, cứ thích gì ăn nấy thôi. Lúc này tôi không thèm phở nữa, chỉ thích các thứ linh tinh bún ốc, bún riêu, mì vằn thắn, khi thì ốc luộc, bánh rán, bánh đúc. Tôi đoán chắc lần này sinh con gái đây, vì lần trước sinh con trai tôi thích ăn ngọt lắm cơ.Tôi mang bầu, đi làm bình thường, không nghén mấy, thi thoảng mới nôn. Đi khám thai thì mấy bác mấy cô bảo đây là lần cuối cùng đấy em nhé, nhìn áp phích kìa, mỗi gia đình chỉ có từ 2-3 con. Vâng, lần cuối cùng bác ạ, cháu đã già quá rồi còn gì (mặc dù tôi mới 33 tuổi). Tôi đáp, hơi buồn buồn.
Tôi chẳng khỏe lắm, vẫn đau đầu, nhưng chỉ mừng là không phải nằm bẹp. Bố tôi cả hai mắt bị lòa vì đục thủy tinh thể. Thương tôi đau đầu, ông chả biết làm thế nào, đành đưa tôi một lọ đựng lạc rang sẵn, chắc là bà me rang cho, bảo tôi cứ nhấm nháp đi một tí sẽ đỡ hơn chăng. Tôi làm theo, thấy bớt đau thật, và cảm động quá, chả bao giờ quên được. Hai con Hoa Tuấn của tôi đi học về nghịch như quỉ sứ. Chúng thích trêu ông ngoại, thấy ông khua khua tay đuổi là cười như nắc nẻ. Con gái thì năm nào cũng học giỏi và tự học. Tôi dạy cháu làm dần những việc đơn giản như quét nhà, luộc rau, nấu cơm, cháu làm được hết nên đỡ cho tôi lắm. Con trai chỉ được năm đầu, đến khi học lớp hai thì có chuyện. Một hôm, ngày nghỉ, tôi giở sách ra cho con làm một bài tính đố. Tôi hỏi cháu, thế bài này con làm tính gì? Cu cậu bảo con làm tính cộng. Tôi hỏi sao con làm tính cộng, cậu tưởng tôi vặn vẹo chê cậu làm sai, cậu bảo, con làm tính trừ. Tôi hơi hoảng, hỏi tiếp sao con làm tính trừ…con làm tính nhân…sao con làm tính nhân…con làm tính chia mẹ ạ. Chết tôi không. Tôi “giao” ngay “nhiệm vụ” cho bố cậu, anh này, giảng lại cho con đi, nó chả hiểu cái gì cả, cứ đoán mò linh tinh. Sau đấy, MQ phải kèm một chặp mới lấy lại cho cậu phong độ, và tôi thở phào nhẹ nhõm. Thế đấy, “đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh”, con thứ ba sắp chào đời rồi, không biết rồi nó có đoán mò như anh nó không nữa.
Cuối tuần hay dịp nào MQ nghỉ ở nhà là vui vẻ rộn ràng hẳn lên. Các bạn MQ hay đến chơi, bạn thì đến vì nhờ MQ chữa hộ xe đạp hỏng, bạn đến vì rủ MQ ra chợ Trời mua xe đạp cho đảm bảo chất lượng, bạn đến vì vừa mới cãi nhau với vợ xong, đủ chuyện. Nhưng có bạn thân đặc biệt thì đến vì thích chơi cờ tướng với MQ. Có hôm mải mê quá, bạn ngủ luôn tại nhà tôi. Nói là ngủ thành to chuyện, làm gì có giường nào mà ngủ, có mà chơi cờ qua đêm thì có. Những lần ấy, tôi thường nấu một nồi cháo to, cậy mới đi Đức về thì làm cháo gà hẳn hoi, không thì tiết kiệm làm nồi cháo đậu đen, thế là đêm hai ba anh em lấy đó mà “cầm hơi”. Tôi gắng làm vậy, chiều chồng, chiều bạn vì nghĩ thương MQ, cả gia đình đã vô Nam vô Trung cả rồi, chỉ còn anh ở ngoài này, thi thoảng có bạn bè đến âu cũng là nguồn động viên và thay đổi không khí cho đời đẹp hơn thú vị hơn một tí.
Con gái út
Vậy là chúng tôi chuẩn bị đón con thứ ba ra đời. MQ xin nghỉ phép để động viên tôi và đỡ đần khi sinh con. Còn nhớ hôm tôi chuyển dạ, vợ chồng tôi đi dạo bên hồ hoàn Kiếm, lúc đó phải 11 giờ đêm. Tôi thoáng thấy có vài cơn đau rời rạc. Với kinh nghiệm của hai lần sinh trước, tôi dục MQ về nhà. Giữa đêm, vào đầu tháng năm, trời khá nóng bức, tôi đi gội đầu, tắm, rồi chuẩn bị đồ dùng giấy tờ cần thiết. Tôi nhờ bà me mấy việc, chủ yếu là việc liên quan đến hai đứa trẻ. Rồi MQ chở tôi bằng xe đạp lên nhà hộ sinh quận Hoàn Kiếm để sinh con. Lúc ấy khoảng 1 giờ đêm. Tôi đau dồn hơn, nhưng quen chịu đựng rồi, không có gì đặc biệt, và tới 3 giờ sáng (ngày 2/5/1981) thì sinh con gái, Hồ Ngân Hương. Bé chỉ nặng có 2kg9 tức là nhỏ hơn anh Tuấn, nhỏ hơn chị Hoa, mặc dù lần mang thai này, mẹ bé được bồi dưỡng nhiều hơn. Lúc nào tôi cũng nghĩ mọi chuyện đều do mình già rồi còn đẻ! Tôi khỏe mạnh, không yếu mệt gì, nhưng nhau thai bị nát, bị một phen hú vía vì bà đỡ phát hiện ra mảnh bị sót, nếu chậm phát hiện thì cũng lôi thôi. Tôi về nhà mấy ngày sau đó. Đây là lần đầu tiên tôi sinh con về nhà mà có MQ ở bên, MQ tự ngỏ ý giặt giũ hết cho hai mẹ con. Tôi đồng ý, vui vẻ vì cảm nhận được sự quan tâm và cố gắng của anh, chứ không buồn và tự ái như lần sinh con đầu lòng.
Me tôi nấu nướng đủ thứ bồi dưỡng cho tôi. Sữa tôi thông, nhưng không được nhiều như những lần trước. Em bé là con gái, có vẻ nhỏ nhẻ, không tham bú nên mẹ con cứ bình tĩnh nuôi nhau vậy thôi. Em bé rất ngoan, không quấy, không khóc dạ đề ba tháng như chị, không rên gầm gừ giống hổ như anh. Tóc bé dựng ngược, mỏng mảnh, đỏ hoe giống bố MQ, cái mặt thì tròn tròn, trông tựa như anh Tuấn, nhưng bé hơn.
Lần sinh này, nhà có ông ngoại nên giường chiếu kê trong phòng trở nên chật chội hơn. Phía bên kia là chiếc giường một của ông thì xế bên này là giường hai mẹ con nằm (tất nhiên khi MQ về thì MQ được nằm cùng để ngắm nghía “con gái rượu bia” bé bỏng rồi). Để tới giường ông, từ phía sau sân vào phòng, ông ngoại phải đi ngang qua giường tôi. Một hôm, khi ra ngoài đi tiểu vào, ông ngoại tự nhiên rẽ vào giường tôi, ngồi ké. Vốn bình thường, mắt ông bị lòa chỉ còn nhìn lờ mờ, do thói quen cảm nhận thì vẫn đi được đúng hướng, chỉ trừ hôm nay.Tôi nhắc bố, “ông ơi, đây là giường mẹ con con, giường ông ở bên kia cơ mà?” Ông trả lời à à ừ ừ…thế à…rồi theo tay tôi dắt về chỗ của mình. Tôi hơi ngạc nhiên về sự lầm lẫn này. Về sau mới biết, đấy là biểu hiện đầu tiên chuyển sang giai đoạn mới, bố tôi bị lẫn thực sự. Vì mắt ông ngoại ngày càng kém đi, nên MQ phải ròng một sợi dây thép to dài lên cao dọc theo phòng, để ông có thể lần theo đó đi ra ngoài sân. Tôi đặt một cái bô cao ngoài góc sân để ông ngồi đại tiểu tiện, rồi có cái thùng phuy 200 lít ngay bên cạnh, có sẵn gáo, ông vặn vòi nước và tự làm vệ sinh. Nhưng rồi sau cái lần thấy ông ngoại trở vào, cởi truồng rất tự nhiên, quên cả mặc quần, chúng tôi không dám để ông tự đi nữa, mà vệ sinh trong nhà luôn. Chỉ sau một thời gian ngắn, bố tôi không ngồi dậy được nữa, nằm liệt và lẫn lộn không biết gì cả chừng ít ngày thì tỉnh, rồi lại lẫn, cứ thế.
Vậy là tôi sinh con, chăm con trong một tình cảnh là cả ông và cháu đều ị đái trên giường, nghĩ lại thấy tội quá. Tôi không ngại vất vả, tôi vẫn nựng bé và nói chuyện với ông về bé lúc ông tỉnh để ông vui hơn. Ông lúc thì lơ mơ, lúc tỉnh lại minh mẫn, nhắc tôi:” kìa cháu bé đang khóc, đang e e đấy, con có ở đấy không?” Con gái tôi rất chậm lớn, một tháng chỉ tăng 6-8 lạng, khác hẳn ngày xưa anh và chị cháu một tháng phải tăng 1-1,3 kg! Về sau tôi mới ngờ ngợ, vì sống cùng trong một phòng nhỏ, cửa luôn đóng kín, ông ngoại đi vệ sinh nhiều lần trong một ngày, nên không khí môi trường không được tốt, bé bị ảnh hưởng phần nào, nhưng hoàn cảnh thế đành chịu vậy.
Con tôi được hai tháng thì tôi phải đi làm. Thời đó, lúc tôi sinh cháu, chế độ thai sản chỉ cho phép thế thôi. Me tôi đã già yếu, nhưng muốn dọn hàng nước kiếm thêm mấy đồng nên tôi đành gửi cháu ở nhà trẻ rất sớm. Vậy là chỉ mới hai tháng tuổi, cháu đã “tham gia cách mạng”!
Nhớ lại chuyện làm thêm thời kì này, sinh con xong nửa tháng, thi thoảng tôi đã ra ngoài đường ngồi bán hàng nước rồi. Chả là me tôi và chị Thùy Trinh ở cạnh đó (là giáo viên tranh thủ ngày nghỉ) đều bán hàng nước, nên tôi ghé theo để “cải thiện”! nhất là chủ nhật có MQ về đỡ đần. Trời mùa hè ngày càng nóng, tôi ăn mặc phong phanh, gọi là có kiêng khem bịt lỗ tai khỏi lộng gió, đeo kính khỏi quáng gà tí chút nhưng chỉ vài bận thấy vướng víu là bỏ đi. Tôi bán ít thôi, nhưng thấy cũng mệt. Được cái tôi tính nhẩm nhanh, và chắc có duyên bán hàng, nên khách ngồi vây quanh đông lắm. Ai ăn gì uống gì thuộc nhóm nào tôi nhớ như in, thường tôi tự nhẩm và thi thoảng ghi chép, đến khi ai cần tính tiền là tôi có ngay con số mà không bị thắc mắc gì, vì tôi kê chi tiết từng khoản mục. Thì ra đến lúc này mới buồn cười vui vui vì thói quen tính toán nghề nghiệp đã phát huy tác dụng cho công việc mưu sinh! Nói vậy thôi, chứ ngồi bán lo lắm, căng thẳng lắm, vì luôn sợ hãi lỡ ra có người quen nào đi qua, bất kể là bạn bè, người cùng cơ quan hay họ hàng.trông thấy mình ngồi bán hàng nước ở chợ Trời. Ôi ngày ấy nó thế, nghèo mà sợ đủ thứ, sợ cả những lao động chính đáng kiếm thêm chút ít cho con.
Tôi cứ loay hoay mê mải lắm thứ thế hèn gì ăn uống, sinh hoạt làm sao nề nếp, đàng hoàng được. Và cái sự kiêng khem của một sản phụ mới đẻ thì khỏi phải nói rồi, một thứ lí thuyết, một thứ yêu cầu miễn cưỡng đã bị tôi tự bỏ vào sọt rác!
Con gái tôi đi trẻ quá sớm, vốn người yếu, nên chậm lớn, bị rối loạn tiêu hóa rất nặng. Cháu đi lỏng nhiều lần trong ngày, là cô giáo nhà trẻ bảo thế, rồi còn có chấy thật sớm nữa chứ! Cái đầu tóc của bé lơ thơ mấy sợi vàng vàng nâu đỏ, mà dính đầy trứng chấy trăng trắng. Đêm về tôi thao thức chả ngủ được, cứ để cái đèn dầu tù mù ở gần, căng mắt lên tuốt trứng chấy cho con. Chủ nhật nào nghỉ hoặc tranh thủ lúc chập tối cơm nước xong thì lấy cái lược bí mà chải. Lời bà me luôn vẳng bên tai “một hôm chấy tháu sáu hôm chấy kềnh”, nghĩa là nó phát triển cực nhanh luôn, đủ loại. Nghĩ thấy ghê ghê và thương con gái quá. Chắc trong đời khó có em bé nào mới có mấy tháng tuổi đã có chấy rồi, trừ con tôi.
Một lần, bé bị sốt rất cao, và cứ bú mẹ xong là nôn ngay. Tôi nghỉ con ốm ở nhà. Tôi có nhớ chuyện lồng ruột của con trai ngày xưa, nhưng lần này linh tính tôi mách bảo, rằng bé không bị lồng ruột. Bởi vậy tôi không mang con đi bệnh viện nào cả. Tôi bế con sang nhà ông anh họ giỏi chữa bệnh cho trẻ nhỏ ấy, để hỏi và nhờ anh thăm khám giúp. Anh tôi xem qua kết luận ngay, cháu bị sốt xuất huyết, dạng xung huyết phổi! Anh giải thích “sẽ rất phức tạp nếu đưa cháu tới bệnh viện, vì sẽ phải truyền, mà cháu thì quá yếu, mạch nhỏ, dễ bị sốc thuốc lắm” Và anh đã chữa cho cháu bằng bảo bối riêng. Đại loại tôi thấy anh lăn một cục bột nếp trộn với lòng trứng gà (lâu ngày tôi không nhớ là lòng đỏ, lòng trắng hay cả quả), rồi trộn thêm gì nữa tôi không biết, mà không kịp để ý, vì tôi đang phải bế dỗ cháu. Xong anh đánh vào lưng bé khoảng chừng 30 phút. Thật là phép tiên thần hiệu, anh bảo tôi cho cháu bú, cháu dừng nôn ngay tắp lự, bú ngon lành. Anh dặn thêm “cô cứ cho cháu bú bình thường, nhưng nó còn sốt vài ngày nữa, rồi sẽ phát ban các nốt xuất huyết, từ đầu đến chân rồi sẽ khỏi”. Quả đúng thế, cháu đã qua được cơn bệnh cấp tính hiểm nguy.
Học Toán nhé con!
Chuyện con gái bé, rồi lại chuyện học hành của con gái lớn. Công việc cơ quan, gia đình cứ cuốn tôi không phải đi mà là xoáy như một cơn lốc. Nhớ lại khi Hoa bắt đầu đi học vỡ lòng, rồi từ từ từng lớp của tiểu học, tôi chỉ phải tập cho cháu tư thế ngồi thẳng lưng và cách vở 25 cm là vất vả, còn thì cháu chịu khó, viết chữ cẩn thận. Hoa học con số, học toán có vẻ nhanh nhẹn, nhưng phải xòe hai bàn tay, sờ lần hai bàn chân để nhẩm tính, và mắt thì len lén nhìn mẹ sợ mẹ cười. Tôi buồn cười lắm nhưng phải giả vờ không biết, hoặc nói lảng chuyện khác. Suốt mấy năm tiểu học, Hoa đều xếp thứ nhất hoặc thứ nhì lớp. Cô giáo khen cháu ngoan, học giỏi, nhưng chỉ có một điều gay cấn thường xảy ra. Đó là khi làm thủ công, phải kẻ chữ in, cắt bằng giấy, hoặc cần vẽ hình, tôi chỉ hướng dẫn cháu, nhưng không bao giờ làm hộ dù chỉ phụ thêm chút ít cho hoàn chỉnh. Cháu ở lớp về hậm hực, có hôm khóc và bảo:”Mẹ ơi! con làm thủ công xấu quá, cô chỉ cho 7 điểm, 8 điểm thôi, còn các bạn được 9, được 10 nhiều lắm. Các bạn được bố mẹ làm hộ. Sao mẹ không làm cho con với, thế con cứ bị điểm kém mãi à?” Tôi an ủi cháu và động viên:”Con cố gắng làm nhiều cho quen tay đi, đẹp hơn, con sẽ được điểm cao mà. Mẹ không làm thay con được vì mẹ muốn điểm cô giáo cho thực sự là của con, và để con biết làm. Con đừng ganh tị với bạn, mà nên khuyên bạn gắng tự làm”. Thế rồi, có một lần, lớp phải làm tờ báo tường. Cháu về khoe đã tự làm và trang trí tờ báo, bằng những bông hoa xinh, bằng những chữ con tự kẻ và tô màu, các bạn chỉ xem con làm thôi, vì các bạn không làm được, cô giáo khen con lắm. Tôi xoa đầu cháu và bảo:”đấy con thấy chưa, con chịu khó tự làm thủ công, con chịu nhận những điểm không cao, nhưng bây giờ con làm được báo tường, con có vui không nào? Con thích gì mẹ sẽ thưởng cho con?”. Cháu rất hồn nhiên:” Mẹ ơi, mẹ cho con ăn cơm tưới với mỡ nước mẹ nhé, con thấy ngon lắm”. Trời ơi, giá như tôi có một khoảng trời riêng biệt nhỉ để tôi có thể hét lên cho thỏa, tiếng hét của niềm sướng vui trong khốn khó và xúc động thương con đến tận cùng.
Thực ra, để kiên quyết không làm thay con với mọi bài thủ công, tôi phải trải qua bao lần phát cuồng lên trong nhẫn nhịn. Công việc chất chồng như núi, chưa xong việc này đã sang việc khác, mà cứ phải an ủi con, bày vẽ cho con làm, từng tí một lắm lúc định tặc lưỡi, thôi nó cắt gần xong rồi, mình chỉ đưa thêm một đường kéo thì có sao, mình tô lại nét vẽ cho con đi rồi còn làm việc khác. Những lúc ấy, tôi thông cảm với một số ông bố bà mẹ làm thay cho con lắm, đâu chỉ đơn thuần muốn điểm cao cho con, mà cái bí là thời gian, là bận bịu nữa chứ.
Tương tự, tôi rèn cho cháu một thói quen là, khi làm bài kiểm tra hay thi, không được trao đổi hỏi bạn, không sợ mình bị điểm kém hơn các bạn, để có điểm số thực chất, biết mà cố gắng nhiều hơn, học giỏi hơn. Cháu đã giữ được nếp đó suốt quãng đời đi học của mình. Chính vì cháu tự giác học, nên tôi đi công tác đỡ lo lắng, chỉ khi về mới kiểm tra xem con học hành ra sao thôi.
Chẳng mấy chốc Hoa đã học hết lớp năm rồi. Hôm ấy, có lẽ vẫn là tại “số”, tôi mới ngủ dậy thì nghe loa phát thanh của phường, thông báo rằng chiều là hạn cuối cùng nộp đơn thi vào chuyên Toán trường Trưng Nhị gần nhà. Tôi giật mình, và ngay lập tức, tôi tự động lên cơ quan muộn, mà không báo gì cho ai được vì chưa có điện thoại như bây giờ. Tôi tức tốc đi hỏi thủ tục, làm các loại giấy tờ và hoàn thành cho con gái dự thi chỉ trong mấy tiếng đồng hồ. Thực ra, từ năm trước, cháu tôi con chị Thùy Trinh đã thi và học chuyên Toán ở đây rồi, nhưng vì tôi không biết nên bỏ lỡ một năm. Tôi lật đật mượn chị tài liệu để cho con tôi làm bài tập. Khi ấy gấp quá, tôi không xin cho cháu học thêm ở đâu cả. Cháu chỉ tự làm bài ở nhà. Một tập đầu bài, in roneo mờ mịt, tôi cho Hoa làm và chỉ phải giảng rất ít. Cháu cứ tự động làm hết bài này sang bài khác, có lúc mệt quá lăn ra giường ngủ, rồi lại dậy làm tiếp. Thương con, nhưng ngày ấy, tôi suy nghĩ đơn giản lắm. Con tôi, tôi chẳng hi vọng làm vương tướng gì trong cái thế giới toán học đau đầu này, nhưng bố cháu ở xa, mà chúng tôi có những ba con, tôi bận bao nhiêu việc, việc cơ quan, việc nhà; nên tôi không thể dạy các cháu học được nhiều, thôi thì cố gắng thi vào chuyên Toán. Nếu đỗ, bọn trẻ sẽ có môi trường tốt, học thầy, theo bạn như cái guồng ấy nếu không bị bật ra thì cứ thế mà quay, vợ chồng tôi chỉ có kiểm tra theo dõi khích lệ các cháu sẽ đỡ hơn.
Thế rồi ngày thi đến, tôi đưa Hoa đi thi. Lúc tập trung, các bạn học từ năm trước quen nhau sẵn, bá vai bá cổ đùa tíu tít. Còn Hoa thì lạc lõng chả quen ai. Tôi trông thấy một cháu gái khác tha thẩn một mình, bèn đến làm quen. Thì ra bé giống con gái tôi, thi lần đầu tiên. Tôi bảo hai đứa xưng tên và làm quen nhau cho tinh thần vững hơn một chút. Bạn có vẻ e thẹn, nhưng cởi mở, còn con tôi thì chỉ im im, thấy lạ mà. Một lát sau, đến giờ thi, trống trường nổi lên. Các cháu xếp hàng vào phòng thi. Tôi nhớ mãi hình ảnh Hoa đi thẳng, không ngoái lại nhìn mẹ, không tỏ ra ngại ngần luống cuống gì hết.Tôi chợt hiểu, thì ra, Hoa cứng rắn và tự tin hơn tôi tưởng nhiều. Tôi thấy bớt lo.
Giờ tan thi,cháu thuật lại bài thi và những gì đã làm. Những bài không làm được thì không kể, những bài làm được có bài làm đúng và gọn gàng ngay, có bài vẫn đúng kết quả nhưng phải lí luận tràng giang đại hải viết tới hơn nửa trang giấy. Kết quả là cháu đỗ, với điểm số thấp là 9/20. Đó cũng là điểm chuẩn lấy vào.Thật hú vía. Cũng may là từ đó, cháu học theo guồng quay chung, không bị bật ra, và những kì thi tuyển của những năm sau, cháu tự lo ôn thi và đậu dễ dàng không căng như lần đầu nữa.
Tôi theo lớp tiếng Anh rồi thi bằng A. Mọi việc trôi chảy, nhưng đúng dịp chuẩn bị thi thì tôi lại có bầu nên hơi mệt. Nói chuyện học ngoại ngữ tôi lại nhớ đến MQ. Anh toàn học tiếng Nga thôi, mãi về sau mới học tiếng Anh. Tôi được đi Đức, tức là ra nước ngoài trước MQ. “Số” anh thật long đong vất vả, cứ nghiền ngẫm mãi “đạp xô đá nhà” mà không ra khỏi biên giới để sang với Liên bang Xô Viết rộng lớn. Anh thi để làm Nghiên cứu sinh hai lần thì cả hai lần đều thiếu nửa điểm và đều trượt. Lần đầu điểm chuẩn là 22,5 thì MQ được 22. Lần sau người ta lấy 24 thì MQ được 23,5. Với lần đầu tôi không biết, chứ lần sau MQ thiếu nửa điểm là tại tôi. Chả là trong các môn thi, có một môn thí sinh viết tự do ở nhà rồi nộp bài. Khi viết xong, MQ nhờ tôi chép hộ thành bài nộp chính thức, vì chữ tôi đẹp, và viết cẩn thận, rõ ràng. (chữ chồng tôi không xấu, nhưng anh viết hay bị lỗi, hay gạch xóa. Chả thế mà có lần viết thư cho vợ MQ viết là “Hôm nay anh viết thư cho anh đây”). Xong đâu đấy MQ đem nộp bài. Bài vẫn qua thủ tục dọc phách để giáo viên chấm cho khách quan vô tư. Ai ngờ, khi chấm đến bài của MQ, thầy giáo đọc và thấy viết rất tốt, nhưng ngờ ngợ hình như không phải chữ của MQ, thầy cho rằng đó là của một trong những học trò khác. Trong tiểu ban, thầy chỉ quí nhất và đánh giá cao về MQ. Thế là thầy cố tình bắt bẻ, một vài dấu phẩy chấm, khiếm khuyết gì đó và hạ đi nửa điểm, trong khi bài khác thì thầy không khắt khe có thể cho điểm 10, và hi vọng rằng lần này cậu trò yêu MQ sẽ đỗ! Đến khi có kết quả cuối cùng, thầy mới kinh ngạc và rất thật thà kể những điều trên với MQ rồi kết luận lại “mình xin lỗi cậu nhé, mình sai lầm quá, mà sao chữ cậu đẹp thế và khác mọi khi?”. MQ rầu rĩ trả lời “vâng, vì em nhờ vợ em chép lại cho sạch và đẹp mà!” Thôi rồi, tôi chả biết làm thế nào, chỉ đành an ủi chống “ Tất cả đều do Trời định anh ơi! Anh không được đi Nghiên cứu sinh thì cứ dạy học rồi cuối tuần về thăm em và các con là được rồi. Số anh “thân cư thê” là không có xa vợ được nhiều đâu!”. An ủi vậy chứ thực tình tôi thương anh, anh đã cố gắng lắm mà.
Rồi hai vợ chồng lại động viên nhau để vượt qua cửa ải sinh con thứ ba lần này. Thì có cái xe đạp Mifa đấy, đã bảo là cả hai đều nghĩ nó không thuộc về mình. Một anh bạn MQ muốn mua xe, nên MQ hẹn tới nhà xem. Thỏa thuận cũng nhanh chóng, vì nhà tôi ở chợ Trời, giữa trung tâm mua bán xe đạp xe máy, giá cả đã có sẵn. Lúc bán thật, anh ấy dắt xe đi mà tôi ngơ ngác, không dám khóc, mặt chỉ lì lì ra chiều lạnh nhạt, không nói lời nào (kể cũng tệ thật!). MQ biết và thông cảm với tôi, nên khi bạn về rồi, anh bảo sẽ trích tiền mua một xe đạp inox trắng - tất nhiên là xe cũ -để tôi đi làm cho nhẹ. MQ mua ngay thật, lụi cụi sửa, mắc đê ray ơ vào xích (kiểu xe này nó thế), tôi đi thật ngon lành. Nhưng rồi sau này không có MQ sửa, chả ai làm được, kể cả đưa ra nhiều thợ chữa xe đạp đều bó tay, xe bỏ đó làm kỉ niệm tới bây giờ, thi thoảng tôi phủi bụi đi ngậm ngùi.
Và tôi được tẩm bổ cho thai cho mình khỏe lên. Thì có tiền bán xe mà! Không phải kham khổ như ngày xưa, cứ thích gì ăn nấy thôi. Lúc này tôi không thèm phở nữa, chỉ thích các thứ linh tinh bún ốc, bún riêu, mì vằn thắn, khi thì ốc luộc, bánh rán, bánh đúc. Tôi đoán chắc lần này sinh con gái đây, vì lần trước sinh con trai tôi thích ăn ngọt lắm cơ.Tôi mang bầu, đi làm bình thường, không nghén mấy, thi thoảng mới nôn. Đi khám thai thì mấy bác mấy cô bảo đây là lần cuối cùng đấy em nhé, nhìn áp phích kìa, mỗi gia đình chỉ có từ 2-3 con. Vâng, lần cuối cùng bác ạ, cháu đã già quá rồi còn gì (mặc dù tôi mới 33 tuổi). Tôi đáp, hơi buồn buồn.
Tôi chẳng khỏe lắm, vẫn đau đầu, nhưng chỉ mừng là không phải nằm bẹp. Bố tôi cả hai mắt bị lòa vì đục thủy tinh thể. Thương tôi đau đầu, ông chả biết làm thế nào, đành đưa tôi một lọ đựng lạc rang sẵn, chắc là bà me rang cho, bảo tôi cứ nhấm nháp đi một tí sẽ đỡ hơn chăng. Tôi làm theo, thấy bớt đau thật, và cảm động quá, chả bao giờ quên được. Hai con Hoa Tuấn của tôi đi học về nghịch như quỉ sứ. Chúng thích trêu ông ngoại, thấy ông khua khua tay đuổi là cười như nắc nẻ. Con gái thì năm nào cũng học giỏi và tự học. Tôi dạy cháu làm dần những việc đơn giản như quét nhà, luộc rau, nấu cơm, cháu làm được hết nên đỡ cho tôi lắm. Con trai chỉ được năm đầu, đến khi học lớp hai thì có chuyện. Một hôm, ngày nghỉ, tôi giở sách ra cho con làm một bài tính đố. Tôi hỏi cháu, thế bài này con làm tính gì? Cu cậu bảo con làm tính cộng. Tôi hỏi sao con làm tính cộng, cậu tưởng tôi vặn vẹo chê cậu làm sai, cậu bảo, con làm tính trừ. Tôi hơi hoảng, hỏi tiếp sao con làm tính trừ…con làm tính nhân…sao con làm tính nhân…con làm tính chia mẹ ạ. Chết tôi không. Tôi “giao” ngay “nhiệm vụ” cho bố cậu, anh này, giảng lại cho con đi, nó chả hiểu cái gì cả, cứ đoán mò linh tinh. Sau đấy, MQ phải kèm một chặp mới lấy lại cho cậu phong độ, và tôi thở phào nhẹ nhõm. Thế đấy, “đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh”, con thứ ba sắp chào đời rồi, không biết rồi nó có đoán mò như anh nó không nữa.
Cuối tuần hay dịp nào MQ nghỉ ở nhà là vui vẻ rộn ràng hẳn lên. Các bạn MQ hay đến chơi, bạn thì đến vì nhờ MQ chữa hộ xe đạp hỏng, bạn đến vì rủ MQ ra chợ Trời mua xe đạp cho đảm bảo chất lượng, bạn đến vì vừa mới cãi nhau với vợ xong, đủ chuyện. Nhưng có bạn thân đặc biệt thì đến vì thích chơi cờ tướng với MQ. Có hôm mải mê quá, bạn ngủ luôn tại nhà tôi. Nói là ngủ thành to chuyện, làm gì có giường nào mà ngủ, có mà chơi cờ qua đêm thì có. Những lần ấy, tôi thường nấu một nồi cháo to, cậy mới đi Đức về thì làm cháo gà hẳn hoi, không thì tiết kiệm làm nồi cháo đậu đen, thế là đêm hai ba anh em lấy đó mà “cầm hơi”. Tôi gắng làm vậy, chiều chồng, chiều bạn vì nghĩ thương MQ, cả gia đình đã vô Nam vô Trung cả rồi, chỉ còn anh ở ngoài này, thi thoảng có bạn bè đến âu cũng là nguồn động viên và thay đổi không khí cho đời đẹp hơn thú vị hơn một tí.
Con gái út
Vậy là chúng tôi chuẩn bị đón con thứ ba ra đời. MQ xin nghỉ phép để động viên tôi và đỡ đần khi sinh con. Còn nhớ hôm tôi chuyển dạ, vợ chồng tôi đi dạo bên hồ hoàn Kiếm, lúc đó phải 11 giờ đêm. Tôi thoáng thấy có vài cơn đau rời rạc. Với kinh nghiệm của hai lần sinh trước, tôi dục MQ về nhà. Giữa đêm, vào đầu tháng năm, trời khá nóng bức, tôi đi gội đầu, tắm, rồi chuẩn bị đồ dùng giấy tờ cần thiết. Tôi nhờ bà me mấy việc, chủ yếu là việc liên quan đến hai đứa trẻ. Rồi MQ chở tôi bằng xe đạp lên nhà hộ sinh quận Hoàn Kiếm để sinh con. Lúc ấy khoảng 1 giờ đêm. Tôi đau dồn hơn, nhưng quen chịu đựng rồi, không có gì đặc biệt, và tới 3 giờ sáng (ngày 2/5/1981) thì sinh con gái, Hồ Ngân Hương. Bé chỉ nặng có 2kg9 tức là nhỏ hơn anh Tuấn, nhỏ hơn chị Hoa, mặc dù lần mang thai này, mẹ bé được bồi dưỡng nhiều hơn. Lúc nào tôi cũng nghĩ mọi chuyện đều do mình già rồi còn đẻ! Tôi khỏe mạnh, không yếu mệt gì, nhưng nhau thai bị nát, bị một phen hú vía vì bà đỡ phát hiện ra mảnh bị sót, nếu chậm phát hiện thì cũng lôi thôi. Tôi về nhà mấy ngày sau đó. Đây là lần đầu tiên tôi sinh con về nhà mà có MQ ở bên, MQ tự ngỏ ý giặt giũ hết cho hai mẹ con. Tôi đồng ý, vui vẻ vì cảm nhận được sự quan tâm và cố gắng của anh, chứ không buồn và tự ái như lần sinh con đầu lòng.
Me tôi nấu nướng đủ thứ bồi dưỡng cho tôi. Sữa tôi thông, nhưng không được nhiều như những lần trước. Em bé là con gái, có vẻ nhỏ nhẻ, không tham bú nên mẹ con cứ bình tĩnh nuôi nhau vậy thôi. Em bé rất ngoan, không quấy, không khóc dạ đề ba tháng như chị, không rên gầm gừ giống hổ như anh. Tóc bé dựng ngược, mỏng mảnh, đỏ hoe giống bố MQ, cái mặt thì tròn tròn, trông tựa như anh Tuấn, nhưng bé hơn.
Lần sinh này, nhà có ông ngoại nên giường chiếu kê trong phòng trở nên chật chội hơn. Phía bên kia là chiếc giường một của ông thì xế bên này là giường hai mẹ con nằm (tất nhiên khi MQ về thì MQ được nằm cùng để ngắm nghía “con gái rượu bia” bé bỏng rồi). Để tới giường ông, từ phía sau sân vào phòng, ông ngoại phải đi ngang qua giường tôi. Một hôm, khi ra ngoài đi tiểu vào, ông ngoại tự nhiên rẽ vào giường tôi, ngồi ké. Vốn bình thường, mắt ông bị lòa chỉ còn nhìn lờ mờ, do thói quen cảm nhận thì vẫn đi được đúng hướng, chỉ trừ hôm nay.Tôi nhắc bố, “ông ơi, đây là giường mẹ con con, giường ông ở bên kia cơ mà?” Ông trả lời à à ừ ừ…thế à…rồi theo tay tôi dắt về chỗ của mình. Tôi hơi ngạc nhiên về sự lầm lẫn này. Về sau mới biết, đấy là biểu hiện đầu tiên chuyển sang giai đoạn mới, bố tôi bị lẫn thực sự. Vì mắt ông ngoại ngày càng kém đi, nên MQ phải ròng một sợi dây thép to dài lên cao dọc theo phòng, để ông có thể lần theo đó đi ra ngoài sân. Tôi đặt một cái bô cao ngoài góc sân để ông ngồi đại tiểu tiện, rồi có cái thùng phuy 200 lít ngay bên cạnh, có sẵn gáo, ông vặn vòi nước và tự làm vệ sinh. Nhưng rồi sau cái lần thấy ông ngoại trở vào, cởi truồng rất tự nhiên, quên cả mặc quần, chúng tôi không dám để ông tự đi nữa, mà vệ sinh trong nhà luôn. Chỉ sau một thời gian ngắn, bố tôi không ngồi dậy được nữa, nằm liệt và lẫn lộn không biết gì cả chừng ít ngày thì tỉnh, rồi lại lẫn, cứ thế.
Vậy là tôi sinh con, chăm con trong một tình cảnh là cả ông và cháu đều ị đái trên giường, nghĩ lại thấy tội quá. Tôi không ngại vất vả, tôi vẫn nựng bé và nói chuyện với ông về bé lúc ông tỉnh để ông vui hơn. Ông lúc thì lơ mơ, lúc tỉnh lại minh mẫn, nhắc tôi:” kìa cháu bé đang khóc, đang e e đấy, con có ở đấy không?” Con gái tôi rất chậm lớn, một tháng chỉ tăng 6-8 lạng, khác hẳn ngày xưa anh và chị cháu một tháng phải tăng 1-1,3 kg! Về sau tôi mới ngờ ngợ, vì sống cùng trong một phòng nhỏ, cửa luôn đóng kín, ông ngoại đi vệ sinh nhiều lần trong một ngày, nên không khí môi trường không được tốt, bé bị ảnh hưởng phần nào, nhưng hoàn cảnh thế đành chịu vậy.
Con tôi được hai tháng thì tôi phải đi làm. Thời đó, lúc tôi sinh cháu, chế độ thai sản chỉ cho phép thế thôi. Me tôi đã già yếu, nhưng muốn dọn hàng nước kiếm thêm mấy đồng nên tôi đành gửi cháu ở nhà trẻ rất sớm. Vậy là chỉ mới hai tháng tuổi, cháu đã “tham gia cách mạng”!
Nhớ lại chuyện làm thêm thời kì này, sinh con xong nửa tháng, thi thoảng tôi đã ra ngoài đường ngồi bán hàng nước rồi. Chả là me tôi và chị Thùy Trinh ở cạnh đó (là giáo viên tranh thủ ngày nghỉ) đều bán hàng nước, nên tôi ghé theo để “cải thiện”! nhất là chủ nhật có MQ về đỡ đần. Trời mùa hè ngày càng nóng, tôi ăn mặc phong phanh, gọi là có kiêng khem bịt lỗ tai khỏi lộng gió, đeo kính khỏi quáng gà tí chút nhưng chỉ vài bận thấy vướng víu là bỏ đi. Tôi bán ít thôi, nhưng thấy cũng mệt. Được cái tôi tính nhẩm nhanh, và chắc có duyên bán hàng, nên khách ngồi vây quanh đông lắm. Ai ăn gì uống gì thuộc nhóm nào tôi nhớ như in, thường tôi tự nhẩm và thi thoảng ghi chép, đến khi ai cần tính tiền là tôi có ngay con số mà không bị thắc mắc gì, vì tôi kê chi tiết từng khoản mục. Thì ra đến lúc này mới buồn cười vui vui vì thói quen tính toán nghề nghiệp đã phát huy tác dụng cho công việc mưu sinh! Nói vậy thôi, chứ ngồi bán lo lắm, căng thẳng lắm, vì luôn sợ hãi lỡ ra có người quen nào đi qua, bất kể là bạn bè, người cùng cơ quan hay họ hàng.trông thấy mình ngồi bán hàng nước ở chợ Trời. Ôi ngày ấy nó thế, nghèo mà sợ đủ thứ, sợ cả những lao động chính đáng kiếm thêm chút ít cho con.
Tôi cứ loay hoay mê mải lắm thứ thế hèn gì ăn uống, sinh hoạt làm sao nề nếp, đàng hoàng được. Và cái sự kiêng khem của một sản phụ mới đẻ thì khỏi phải nói rồi, một thứ lí thuyết, một thứ yêu cầu miễn cưỡng đã bị tôi tự bỏ vào sọt rác!
Con gái tôi đi trẻ quá sớm, vốn người yếu, nên chậm lớn, bị rối loạn tiêu hóa rất nặng. Cháu đi lỏng nhiều lần trong ngày, là cô giáo nhà trẻ bảo thế, rồi còn có chấy thật sớm nữa chứ! Cái đầu tóc của bé lơ thơ mấy sợi vàng vàng nâu đỏ, mà dính đầy trứng chấy trăng trắng. Đêm về tôi thao thức chả ngủ được, cứ để cái đèn dầu tù mù ở gần, căng mắt lên tuốt trứng chấy cho con. Chủ nhật nào nghỉ hoặc tranh thủ lúc chập tối cơm nước xong thì lấy cái lược bí mà chải. Lời bà me luôn vẳng bên tai “một hôm chấy tháu sáu hôm chấy kềnh”, nghĩa là nó phát triển cực nhanh luôn, đủ loại. Nghĩ thấy ghê ghê và thương con gái quá. Chắc trong đời khó có em bé nào mới có mấy tháng tuổi đã có chấy rồi, trừ con tôi.
Một lần, bé bị sốt rất cao, và cứ bú mẹ xong là nôn ngay. Tôi nghỉ con ốm ở nhà. Tôi có nhớ chuyện lồng ruột của con trai ngày xưa, nhưng lần này linh tính tôi mách bảo, rằng bé không bị lồng ruột. Bởi vậy tôi không mang con đi bệnh viện nào cả. Tôi bế con sang nhà ông anh họ giỏi chữa bệnh cho trẻ nhỏ ấy, để hỏi và nhờ anh thăm khám giúp. Anh tôi xem qua kết luận ngay, cháu bị sốt xuất huyết, dạng xung huyết phổi! Anh giải thích “sẽ rất phức tạp nếu đưa cháu tới bệnh viện, vì sẽ phải truyền, mà cháu thì quá yếu, mạch nhỏ, dễ bị sốc thuốc lắm” Và anh đã chữa cho cháu bằng bảo bối riêng. Đại loại tôi thấy anh lăn một cục bột nếp trộn với lòng trứng gà (lâu ngày tôi không nhớ là lòng đỏ, lòng trắng hay cả quả), rồi trộn thêm gì nữa tôi không biết, mà không kịp để ý, vì tôi đang phải bế dỗ cháu. Xong anh đánh vào lưng bé khoảng chừng 30 phút. Thật là phép tiên thần hiệu, anh bảo tôi cho cháu bú, cháu dừng nôn ngay tắp lự, bú ngon lành. Anh dặn thêm “cô cứ cho cháu bú bình thường, nhưng nó còn sốt vài ngày nữa, rồi sẽ phát ban các nốt xuất huyết, từ đầu đến chân rồi sẽ khỏi”. Quả đúng thế, cháu đã qua được cơn bệnh cấp tính hiểm nguy.
Học Toán nhé con!
Chuyện con gái bé, rồi lại chuyện học hành của con gái lớn. Công việc cơ quan, gia đình cứ cuốn tôi không phải đi mà là xoáy như một cơn lốc. Nhớ lại khi Hoa bắt đầu đi học vỡ lòng, rồi từ từ từng lớp của tiểu học, tôi chỉ phải tập cho cháu tư thế ngồi thẳng lưng và cách vở 25 cm là vất vả, còn thì cháu chịu khó, viết chữ cẩn thận. Hoa học con số, học toán có vẻ nhanh nhẹn, nhưng phải xòe hai bàn tay, sờ lần hai bàn chân để nhẩm tính, và mắt thì len lén nhìn mẹ sợ mẹ cười. Tôi buồn cười lắm nhưng phải giả vờ không biết, hoặc nói lảng chuyện khác. Suốt mấy năm tiểu học, Hoa đều xếp thứ nhất hoặc thứ nhì lớp. Cô giáo khen cháu ngoan, học giỏi, nhưng chỉ có một điều gay cấn thường xảy ra. Đó là khi làm thủ công, phải kẻ chữ in, cắt bằng giấy, hoặc cần vẽ hình, tôi chỉ hướng dẫn cháu, nhưng không bao giờ làm hộ dù chỉ phụ thêm chút ít cho hoàn chỉnh. Cháu ở lớp về hậm hực, có hôm khóc và bảo:”Mẹ ơi! con làm thủ công xấu quá, cô chỉ cho 7 điểm, 8 điểm thôi, còn các bạn được 9, được 10 nhiều lắm. Các bạn được bố mẹ làm hộ. Sao mẹ không làm cho con với, thế con cứ bị điểm kém mãi à?” Tôi an ủi cháu và động viên:”Con cố gắng làm nhiều cho quen tay đi, đẹp hơn, con sẽ được điểm cao mà. Mẹ không làm thay con được vì mẹ muốn điểm cô giáo cho thực sự là của con, và để con biết làm. Con đừng ganh tị với bạn, mà nên khuyên bạn gắng tự làm”. Thế rồi, có một lần, lớp phải làm tờ báo tường. Cháu về khoe đã tự làm và trang trí tờ báo, bằng những bông hoa xinh, bằng những chữ con tự kẻ và tô màu, các bạn chỉ xem con làm thôi, vì các bạn không làm được, cô giáo khen con lắm. Tôi xoa đầu cháu và bảo:”đấy con thấy chưa, con chịu khó tự làm thủ công, con chịu nhận những điểm không cao, nhưng bây giờ con làm được báo tường, con có vui không nào? Con thích gì mẹ sẽ thưởng cho con?”. Cháu rất hồn nhiên:” Mẹ ơi, mẹ cho con ăn cơm tưới với mỡ nước mẹ nhé, con thấy ngon lắm”. Trời ơi, giá như tôi có một khoảng trời riêng biệt nhỉ để tôi có thể hét lên cho thỏa, tiếng hét của niềm sướng vui trong khốn khó và xúc động thương con đến tận cùng.
Thực ra, để kiên quyết không làm thay con với mọi bài thủ công, tôi phải trải qua bao lần phát cuồng lên trong nhẫn nhịn. Công việc chất chồng như núi, chưa xong việc này đã sang việc khác, mà cứ phải an ủi con, bày vẽ cho con làm, từng tí một lắm lúc định tặc lưỡi, thôi nó cắt gần xong rồi, mình chỉ đưa thêm một đường kéo thì có sao, mình tô lại nét vẽ cho con đi rồi còn làm việc khác. Những lúc ấy, tôi thông cảm với một số ông bố bà mẹ làm thay cho con lắm, đâu chỉ đơn thuần muốn điểm cao cho con, mà cái bí là thời gian, là bận bịu nữa chứ.
Tương tự, tôi rèn cho cháu một thói quen là, khi làm bài kiểm tra hay thi, không được trao đổi hỏi bạn, không sợ mình bị điểm kém hơn các bạn, để có điểm số thực chất, biết mà cố gắng nhiều hơn, học giỏi hơn. Cháu đã giữ được nếp đó suốt quãng đời đi học của mình. Chính vì cháu tự giác học, nên tôi đi công tác đỡ lo lắng, chỉ khi về mới kiểm tra xem con học hành ra sao thôi.
Chẳng mấy chốc Hoa đã học hết lớp năm rồi. Hôm ấy, có lẽ vẫn là tại “số”, tôi mới ngủ dậy thì nghe loa phát thanh của phường, thông báo rằng chiều là hạn cuối cùng nộp đơn thi vào chuyên Toán trường Trưng Nhị gần nhà. Tôi giật mình, và ngay lập tức, tôi tự động lên cơ quan muộn, mà không báo gì cho ai được vì chưa có điện thoại như bây giờ. Tôi tức tốc đi hỏi thủ tục, làm các loại giấy tờ và hoàn thành cho con gái dự thi chỉ trong mấy tiếng đồng hồ. Thực ra, từ năm trước, cháu tôi con chị Thùy Trinh đã thi và học chuyên Toán ở đây rồi, nhưng vì tôi không biết nên bỏ lỡ một năm. Tôi lật đật mượn chị tài liệu để cho con tôi làm bài tập. Khi ấy gấp quá, tôi không xin cho cháu học thêm ở đâu cả. Cháu chỉ tự làm bài ở nhà. Một tập đầu bài, in roneo mờ mịt, tôi cho Hoa làm và chỉ phải giảng rất ít. Cháu cứ tự động làm hết bài này sang bài khác, có lúc mệt quá lăn ra giường ngủ, rồi lại dậy làm tiếp. Thương con, nhưng ngày ấy, tôi suy nghĩ đơn giản lắm. Con tôi, tôi chẳng hi vọng làm vương tướng gì trong cái thế giới toán học đau đầu này, nhưng bố cháu ở xa, mà chúng tôi có những ba con, tôi bận bao nhiêu việc, việc cơ quan, việc nhà; nên tôi không thể dạy các cháu học được nhiều, thôi thì cố gắng thi vào chuyên Toán. Nếu đỗ, bọn trẻ sẽ có môi trường tốt, học thầy, theo bạn như cái guồng ấy nếu không bị bật ra thì cứ thế mà quay, vợ chồng tôi chỉ có kiểm tra theo dõi khích lệ các cháu sẽ đỡ hơn.
Thế rồi ngày thi đến, tôi đưa Hoa đi thi. Lúc tập trung, các bạn học từ năm trước quen nhau sẵn, bá vai bá cổ đùa tíu tít. Còn Hoa thì lạc lõng chả quen ai. Tôi trông thấy một cháu gái khác tha thẩn một mình, bèn đến làm quen. Thì ra bé giống con gái tôi, thi lần đầu tiên. Tôi bảo hai đứa xưng tên và làm quen nhau cho tinh thần vững hơn một chút. Bạn có vẻ e thẹn, nhưng cởi mở, còn con tôi thì chỉ im im, thấy lạ mà. Một lát sau, đến giờ thi, trống trường nổi lên. Các cháu xếp hàng vào phòng thi. Tôi nhớ mãi hình ảnh Hoa đi thẳng, không ngoái lại nhìn mẹ, không tỏ ra ngại ngần luống cuống gì hết.Tôi chợt hiểu, thì ra, Hoa cứng rắn và tự tin hơn tôi tưởng nhiều. Tôi thấy bớt lo.
Giờ tan thi,cháu thuật lại bài thi và những gì đã làm. Những bài không làm được thì không kể, những bài làm được có bài làm đúng và gọn gàng ngay, có bài vẫn đúng kết quả nhưng phải lí luận tràng giang đại hải viết tới hơn nửa trang giấy. Kết quả là cháu đỗ, với điểm số thấp là 9/20. Đó cũng là điểm chuẩn lấy vào.Thật hú vía. Cũng may là từ đó, cháu học theo guồng quay chung, không bị bật ra, và những kì thi tuyển của những năm sau, cháu tự lo ôn thi và đậu dễ dàng không căng như lần đầu nữa.
Trích Hồi ký: NƯỚC MẮT NỤ CƯỜI
của Bùi thị Kim Thư
(còn nữa)
Một già,một một trẻ bằng nhau
Trả lờiXóaKhen ai gánh cả hai đầu THƯƠNG-YÊU
Vui buồn không một tiếng kêu
Cả già lẫn trẻ thảy đều SỐNG NGOAN !
Hồi ký viết cứ tràn lan
Trả lờiXóaKỉ niệm xưa cũ miên man trở về
Cười cười khóc khóc hề hề
Vui, buồn - sung sướng, tỉ tê suốt đời
Mong chờ lưu bút của người
Để thêm thêm mãi những lời CẢM ƠN...