Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Dịch thơ Nguyễn Khuyến bài 122


Bài 122

Ngẫu thành 1
偶成
Ngẫu thành
擾擾江山一細塵
Nhiễu nhiễu giang sơn nhất tế trần
何為鼎鼎百年身
Hà vi đỉnh đỉnh bách niên thân
名夷利跖枯骸盡
Danh di lợi chích khô hài tận
歉朔盈侏俸祿均
Khiểm sóc doanh thù bổng lộc quân
翼趾角牙原有分
Dực chỉ giác nha nguyên hữu phận
夔蚿蛇目各相憐
Quỳ huyền xà mục các tương liên
細推運會知何極
Tế suy vận hội tri hà cực
當是鴻荒太古人
Đương thị hồng hoang thái cổ nhân
Ngẫu thành

Người ta như một hạt bụi nhỏ lởn vởn ở giữa núi sông
Cớ sao cái thân trăm năm cứ uể oải kéo dài mãi
Bá Di vì danh, Đạo Chích vì lợi, nắm xương 
                                                 khô đều không còn nữa (1)
Đông Phương Sóc thiếu, Thù nho thừa mà bổng  
                                                          lộc vẫn đều nhau (2)
Có cánh, có chân. Có sừng, có nanh mỗi loài
                                                             riêng một phận (3)
Con quỳ, con huyền, con rắn, con mắt vật nọ 
                                                          hâm mộ vật kia (4)
Xét kỹ vận hội biết rồi đến đâu cho cùng
Có lẽ lại trở lại thái cổ đời hồng hoang.
1.     Danh Di lợi Chích: Bá Di, con một vua chư hầu đời Ân. Chu Vũ Vương đánh Ân, giết vua Trụ. Bá Di cho là bất nghĩa, cùng với em là Thúc Tề vào ẩn ở núi Thú Dương hái rau vi mà ăn, không thèm ăn thóc nhà Chu. Sau cùng chết đói ở đấy. Bá Di điển hình cho tính trong sạch.. Đạo Chích là một tay trộm lớn ở đời Xuân Thu, đồ đệ đến 9000 người. Đi đến đâu cướp bóc trâu bò, bắt bớ phụ nữ, về sau chết ở gò Đông Lăng. Sách Trang Tử, chương Biền mẫu có nhắc đến hai người này và nói rằng: :Bá Di chết vì danh ở dưới núi Thú Dương, Đạo Chích chết vì lợi ở trên gò Đông Lăng, đều làm hại đến mạng sống, tổn thương đến chân tính”. Xét về mặt ấy, thì hai người như nhau không hơn kém gì.
2.     Đông Phương Sóc và Thù Nho: Đông Phương Sóc làm quan ở triều Hán Vũ Đế, đồng thời có thù nho là , (người bé nhỏ) cũng được ăn lương ngang với Sóc. Một hôm Sóc tâu với Vũu Đế rằng: “Thù Nho mình dài có ba thước, ăn lương một bì thóc và 240 đồng tiền. Sóc này mình dài chín thước, ăn lương một bì thóc và 240 đồng tiền. Thù Nho đến chết no mất, Soca này đến chết đói mất!”
3.     dực chỉ giác nha: thoát ý ở lời Đổng Trọng Thư (Đời Hán Vũ Đế), trong bài Thiên nhân tam sách ý nói trời phú cho vật có phân định; con có đủ răng thì bới sừng đi, (Loài trâu có sừng thì không có hàm răng trên); con có hai cánh thì chỉ có hai chân thôi (Loài thú bốn chân thì không có cánh).
4.     Quỳ huyền xà mục: Trang Tử, thiên Thu Thủy nói: Giống Quỳ (loài trâu quái) hâm mộ giống huyền (loài sâu). Huyền lại hâm mộ rắn, rắn hâm mộ gió,  gió hâm mộ mắt, mắt hâm mộ tâm, theo lời chú thích ở sách thì giống quỳ hâm mộ giống huyền  vì quỳ chỉ có một chân mà huyền có nhiều chân, sử dụng tiện lợi hơn. Huyền hâm mộ rắn vì  rán không cần đến chân mà vẫn đi được. Gió hâm mộ mắt vì gió còn phải đi mới đến , mắt ở một chỗ chỉ liếc là đến. Mắt hâm mộ tâm, vì tâm không phải vận động đến hình, chỉ nghĩ là đến.. Qui kết đoạn này muốn nói: các vật vận động bằng hình thì chỉ hơn kém nhau một cách tương đối, chỉ có tâm vận động bằng thần là hơn cả.
Đỗ Đình Tuân dịch thơ:

Vấn vơ hạt bụi giữa trời
Tấm thân uể oải sống dài làm chi
Di danh, Chích lợi đều “đi”
Thù no, Sóc đói lộc thì khác đâu
Mỗi loài một phận khác nhau
Quỳ, huyền, rắn, mắt nể nhau vì tài
Xét xem vận hội cơ trời
Khéo không lại trở về thời hồng hoang ?
22/12/2014
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét