Bài 125
Độc dịch
讀易
|
Độc dịch
|
冬日争如夏日長
|
Đông nhật tranh như hạ nhật
trường
|
南風還有北風凉
|
Nam phong hoàn hữu bắc phong lương
|
自為可口鴟嗔鳳
|
Tự vi khả khẩu si sân
phượng
|
不盡機心雀捕螳
|
Bất tận cơ tâm tước bộ
đường
|
海宇若開新世界
|
Hải vũ nhược khai tân thế
giới
|
民風應入古鴻荒
|
Dân phong ưng nhập cổ hồng
hoang
|
清晨獨起觀周易
|
Thanh thần độc khởi quan
chu dịch
|
消息盈虚未易詳
|
Tiêu tức doanh hư vih dị tường
|
Dịch nghĩa: Đọc kinh dịch
Ngày mùa đông đâu dài bằng ngày mùa hè
Gió nồm qua rồi lại đến gió bắc lạnh
Tự cho mình có miếng ngon, cú gầm ghè với phượng hoàng
(1)
Cơ mưu lòng người không lường hết được, sẻ bắt bọ ngựa
(2)
Vũ trụ hình như mở ra một thế giới mới
Dân phong tựa như trở lại thời hồng hoang (3)
Sáng sớm dậy một mình xem kinh Chu
dịch (4)
Cái lẽ Dầy, Vơi, suy, thịnh chưa dễ hiểu được (5)
Chú thích:
1.
Cú gầm ghè phương hoàng: Sách Trang Tử: chim uyên sồ là một loại phượng, ăn
uống rất thanh. Một hôm cú kiếm được con chuột thối, gặp khi uyên sồ bay qua,
cứ tưởng là uyên sồ đến tranh của mình, ngửa lên mà gầm ghè với uyên sồ. Câu
này chê những kẻ chỉ bo bo giữ cái mồi phú quý thối nát, tưởng những người cao
thượng cũng ham muốn như mình.
2.
Chim sẻ vồ bọ ngựa: sách Ngô Việt Xuân thu có chép: Con ve đậu dưới bóng mát, thích ý đang
kêu. Một con bọ ngựa lại nấp sau rình bắt ve. Lại có con chim sẻ rình bắt bọ
ngựa. Một người lại nấp sau rình bắt sẻ, người này vì chú ý đến chim quá thành
ra sa chân xuống hố. Câu này ý nói người đời thường để ý đến cái lợi trước mắt
mà quên đi những mối nguy sau lưng.
3.
Hồng hoang:
Thời thái cổ mới sinh ra loài người
4.
Chu dịch: tức Kinh dịch
5.
Đầy, Vơi, Suy, Thịnh: Theo triết lý của nho học thì lẽ trời đất có khi tiêu
đi, có khi lớn lên, có khi đầy, có khi vơi. Tạo nên sự vận hành của trời đất,
sự đổi thay của thời cuộc…
Đỗ Đình Tuân dịch thơ:
Mùa đông ngày ngắn thoáng qua
mau
Gió lạnh về cây lá úa sầu
Chim cú giữ mồi trừng ngó
phượng
Lòng người chưa thấu sẻ rình
sâu
Biển trời như mở mang thêm
cõi
Phong tục dân quay tựa thuở
đầu
Sáng sớm một mình ngồi đọc
dịch
Vơi, đầy, suy, thịnh dễ hay
đâu ?
24/12/2014
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét